D0.0 TRONG PLC MITSUBISHI LÀ GÌ ???
Sửa chữa bảo dưỡng động cơ điện các loại
Cơ điện HUẾ HƯƠNG chuyên: - Quấn mới, sửa chữa động cơ điện, mô tơ điện các loại.... - Máy phát điện. - Nồi cơm điện, quạt điện.... - Nhận làm kích điện
Nhận làm mạch invert 12 ra 220V, mạch kích cá công suất theo yêu cầu
Công suất 1000W: Đánh bắt cá trên thuyền (sông, ao, hồ...).
Nhận lắp đặt tủ điện bảng điện
Sửa chữa thay thế lắp mới bảng điện tủ điện điều khiển động cơ
Bán Ronha kiểm tra roto
Ronha thiết bị không thể thiếu thợ điện cơ. Bán phân phối toàn quốc
Bán sách, sơ đồ quấn các loại động cơ, tài liệu
Sách kinh nghiệm ghi chép tất cả các sơ đồ động cơ, máy phát điện từ đơn giản đến phức tạp, sách được ghi từ số liệu thực tế, dữ liệu được scan lại
Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021
D0.0 TRONG PLC MITSUBISHI LÀ GÌ ???
Thứ Ba, 27 tháng 7, 2021
Cáp PLC Schneider TSXPCX3030
TSXPCX3030 là một cáp lập trình đa chức năng cung cấp kết nối nối tiếp và chuyển đổi tín hiệu RS485 thông qua giao diện USB. Nguồn làm việc của cáp này được lấy từ cổng USB và không còn được cấp nguồn bởi cổng TER của PLC. Do đó, cáp này hỗ trợ giao tiếp với cổng TER hoặc AUX của PLC. TSXPCX3030 có thể được sử dụng cho PLC dòng Modicon TSX để giao tiếp với PC hoặc các thiết bị khác không cung cấp cổng nối tiếp truyền thống. Cáp này có thể kết nối với cổng TER hoặc cổng giao tiếp cổng AUX của TSX Premium (57), TSX Micro (37), TSX Nano (07), TSX Naza (08) và Twido PLC.
Đặc điểm TSXPCX3030
• Hệ điều hành được hỗ trợ Windows2000 / Windows XP
• Hoàn toàn tương thích với thông số kỹ thuật USB V1.1 và USB CDC V1.1
• Nguồn cấp bus USB, dòng tiêu thụ khoảng 50mA
• Tốc độ truyền: 300bps ~ 1Mbps tự động điều chỉnh
• Thích hợp cho TSX Premium, Micro , Naza, Nano và Twido
TSXPCX3030 Hướng dẫn:
Cáp USB TSXPCX3030 đã được thay thế bằng hai số phần sau.
TSXCUSB485 - Bộ chuyển đổi nối tiếp USB sang RS485
TSXCRJMD25 - RJ45 Cáp nối tiếp sang 8 pin mini DIN để kết nối với các cổng lập trình Premium, TSX Micro và Twido.
Trình điều khiển TSXPCX3030-C
1, TSXPCX3030-C là trình điều khiển cáp TSXPCX3030-C, vui lòng cài đặt nó trước.
2. Khi lập trình PLC dòng Twido bằng cáp TSXPCX3030-C, ngoài việc cài đặt phần mềm lập trình, bạn cần cài đặt trình điều khiển Modbus. Phiên bản trình điều khiển Modbus không được thấp hơn 1.1.
3. Khi người dùng sử dụng phần mềm PL7 để lập trình PLC dòng Micro hoặc dòng Premium, trình điều khiển Uni-telway cần được cài đặt. Trình điều khiển Uni-telway không được thấp hơn 1,6.
TẢI XUỐNG 1
TẢI XUỐNG 2
Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2021
Tự Học lập Trình PLC Mitsubishi || Lệnh lấy thời gian thực RTC của PLC " DATERD"
Tự Học lập Trình PLC Mitsubishi || Lệnh lấy thời gian thực RTC của PLC " DATERD"
- D10 : Năm
- D11 : Tháng
- D12: Ngày
- D13: Giờ
- D14: Phút
- D15: Giây
Đây là clip tut sử dụng PID tune control
Đây là clip tut sử dụng PID tune control
Tóm lại khi khai báo bộ PID sẽ có 4 phần 9h
+Scale tín hiệu đầu vào(PV=Process value)
+Scale tín hiệu đặt(SP=Set point)
+Dãi giá trị analog ngõ ra
+Và các thông số của bộ PID (Sample,Gain,T-time,D-time)những tham số này có thể lấy bằng PID tune control hoặc dùng phương pháp của Nichol-Zeighler để lấy giá trị tham số
PWM=Phát xung tốc độ cao
nghĩa là phải có PV,và SP
Khi đó bộ dk sẽ phải làm sao cho sai số giữa PV và SP=0 dựa trên việc thay đổi output
Nghĩa là giá trị PV của bạn phải bị tác động bởi output
Do đó nếu làm như bạn nêu trên thì khi bạn dung biến trở giả PV thì bạn phải làm luôn chức năng là tự chỉnh cho PV về SP khi Output thay đổi nếu ko thì ko còn ý nghĩa vòng kín nữa
Cầu H điều chỉnh speed DC
PLC dùng PWM điều chỉnh speed DC qua cầu H
PV:Tốc độ động cơ(Dùng encoder xác định)
SP:Tốc độ động cơ
Output:Độ rộng xung phát ra cầu H
và để lấy xung về thì bạn có thể sử dụng ngắt của S7_200, có thể làm nhiều cách khác nhau, dùng ngắt timer cứ 200ms hay 100ms nó lấy mẫu xung 1 lần về,.... sử dụng bộ đếm tốc độ cao nữa,...
Em dùng PT100, qua 1 mạch chuyển đổi về 0-10v, cấp vào chân A+ A- của EM235, chân V0 của EM235 em đưa đến chân 11 của con TCA 785 trên mạch công suất làm Udk để điều chỉnh góc mở van của Thyristo, điều chỉnh điện áp cấp cho thanh nhiệt trong lò.
Em tạo 1 bộ PID bằng Wizard. Lò có nhiệt độ là 0-346 độ C nên em đặt SetPoint là 0 - 346 là ok chứ anh? Bộ PID này em chưa biết dùng, em có xem 1 số tài liệu nhưng cũng ko hiểu cho lắm. Em nghĩ đã tạo bằng Wizard thì chỉ cần lấy ra dùng thôi nên trong chương trình chính em lấy PID0_INIT(SBR1) (có SM0.0 cấp vào chân EN). Chân PV_I là LW0, chân Setpoint_R là LD2, Output là LW6 . AIW0 được Move vào LW0 từ network trước, LW6 Move vào AQW0.
Anh xem như vậy có được không?
Còn phần kết nối wincc thì em rõ rồi nên em ko nhắc tới ở đây.
Cám ơn anh nhiều và chúc anh luôn thành công trong sự nghiệp!
PV là giá trị nhiệt độ đo về từ con PT100
OUTPUT là giá trị xuất ra đối tượng điều khiển
giá trị OUT của bạn lấy ra mạch công suất để điều chỉnh góc mở anpha của thyristor
còn các hệ số P,I,D thì bạn dùng PID tune control panel. sau đó hiệu chỉnh dần
1. LỆNH PID LOOP s7 200
Bạn vào phần mềm Step7-Micro win, lấy lệnh PID, sau đó nhấn F1, đọc triếng anh trước nha.
Sau đó, đọc tiếng Việt.
1. LỆNH PID LOOP
Lệnh PID Loop vòng (vòng tỉ lệ, tích phân, vi phân) được dùng để thực hiện phép toán PID. Lệnh này có hai toán hạng: một là địa chỉ TBL, là địa chỉ khởi đầu của bảng lập vòng và hai là số LOOP, là hằng số từ 0 đến 7.
Các điều kiện lỗi khi set ENO = 0, SM1.1 (overflow), SM4.3 (run-ti me), 0006 (địa chỉ gián tiếp).
Tám lệnh PID có thể được dùng trong một chương trình. Nếu hai hoặc nhiều hơn hai lệnh PID được dùng cùng một số vòng (thậm chí chúng có bảng địa chỉ khác nhau), thì những phép tính PID sẽ can thiệp vào lẫn nhau và ngõ ra sẽ không đoán hay tính toán được.
Bảng lập vòng lưu trữ 9 thông số có chiều dài là 36 byte được dùng cho việc điều khiển, giám sát sự vận hành vòng lập, bao gồm giá trị hiện tại và giá trị trước đó của biến điều chỉnh, biến đặt, ngõ ra, độ lợi, thời gian lấy mẫu, thời gian tích phân, thời gian vi phân, tổng tích phân (mức ngưỡng bias).
Địa chỉ lệnh Tên Dạng Type Miêu tả
0 Biến xử lý (process variable) PVn Double word – real in Bao gồm biến xử lý, chuẩn hoá từ 0 đến 1.
4 Điểm đặt (setpoint) SPn Double word – real in Bao gồm điểm đặt, chuẩn hoá từ 0 đến 1.
8 Output Mn Double word - real in/out Ngõ ra PID đã được tính toán, chuẩn hoá tỉ lệ từ 0 đến 1.
12 Độ lợi vòng (Gain) Kc Double word - real in Bao gồm độ lợi là hằng số tỷ lệ. Có thể dương hoặc âm.
16 Thời gian lấy mẫu (Sample time) Ts Double word - real in Thời gian lấy mẫu, đơn vị là giây, là số dương.
20 Thời gian tích phân (Integral time) hoặc reset Ti Double word - real in Chứa thời gian tích phân và tốc độ (rate), đơn vị tính: phút, là số dương.
24 Thời gian vi phân (Derivative time) hoặc reset TD Double word - real in Chứa thời gian vi phân và tốc độ (rate), đơn vị tính: phút, là số dương.
28 Mức ngưỡng (bias) MX Double word - real In/out Bao gồm mức ngưỡng và giá trị tổng vi phân nằm từ 0 đến 1.
32 Biến xử lý trước đó PVn-1 Double word - real In/out Trị số đo giá trị của biến xử lý trước đó được lưu từ lúc thực thi lệnh PID cuối cùng.
USB Serial Port Driver WINDOWS 10 X
https://drive.google.com/file/d/1OQQ5YUDxYRpq-EucpA6Y0-LwhMzg_oMv/view
pass www.ornobtele.com
Máy phân tích mạng PROFINET PRONETA Basic
Máy phân tích mạng PROFINET PRONETA Basic là một công cụ đơn giản nhằm phân tích và cấu hình nhanh mạng PROFINET và kiểm tra đơn giản các hệ thống IO phân tán ET 200 và các thành phần khác.
PRONETA Basic rất phù hợp để giải quyết hai nhiệm vụ cơ bản đối với việc vận hành cài đặt PROFINET:
- Nhiệm vụ “Phân tích mạng” cung cấp tổng quan nhanh về các thiết bị được kết nối với PROFINET. Nó có các tùy chọn cấu hình đơn giản, chẳng hạn như đặt thông số mạng hoặc gán tên mạng cho các thiết bị là một phần của mạng con mà PC PRONETA được kết nối. Ứng dụng này cũng cung cấp các cơ chế mạnh mẽ để so sánh một số cấu trúc liên kết mạng với nhau, ví dụ để so sánh cấu trúc liên kết “lý tưởng” dành cho một dự án với cài đặt thực tế.
- Nhiệm vụ “Kiểm tra IO” là một phương pháp đơn giản và trực quan để kiểm tra hệ thống dây IO của một cài đặt với nhiều thiết bị IO phân tán. Nó cho phép kiểm tra hệ thống dây điện và sẽ tự động thiết lập một giao thức của quy trình kiểm tra có thể được xuất ra để làm tài liệu mục đích.
Cả hai tác vụ có thể được thực hiện trước khi một CPU được tích hợp trong mạng. Vì không yêu cầu các công cụ kỹ thuật khác, PRONETA Basic cho phép kiểm tra cấu hình hệ thống nhanh chóng và thuận tiện ngay từ đầu.
Các tính năng mới của PRONETA Basic V3.2
- Hỗ trợ kiểm tra IO của các mô-đun IO trung tâm của hầu hết các CPU SIMATIC S7-1500 và CPU ET 200SP.
- Đọc thông tin chẩn đoán cho tất cả các thiết bị
- Bao gồm các thiết bị được tìm thấy thông qua chuyển tiếp IP trong các mạng con khác
- Các bản sửa lỗi và cải tiến hiệu suất khác nhau
Link tải PRONETA Basic 3.2 - Google Drive Link tốc độ cao
- Proneta_3_2_0_0.zip: Liên kết tốc độ cao | Liên kết ban đầu
Hướng dẫn sửa lỗi không tìm thấy thiết bị từ TIA Portal
Lỗi: không tìm thấy thiết bị có thể truy cập trong mạng đã chọn
1. Giải nén tệp đã tải xuống.
2. Chạy tệp PRONETA.exe
3. Khi PRONETA được mở, hãy nhấp vào chọn Phân tích mạng
Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2021
Tại sao dùng tín hiệu 4-20mA
Tại sao dùng tín hiệu 4-20mA hay tại sao dùng tín hiệu 4-20mA mà không dùng tín hiệu 0-20mA hay tại sao phải dùng tín hiệu dòng analog 4-20mA mà không phải tín hiệu áp 0-10V hay tín hiệu điện áp 0-5V ? Tại sao dùng tín hiệu 4-20mA 2 dây mà không dùng tín hiệu 4-20mA 3 dây ? … và còn nhiều câu hỏi liên quan tới tín hiệu 4-20mA . Đây là câu hỏi của rất nhiều người đang học về điều khiển cũng như rất nhiều người đang làm trong lĩnh vực điều khiển tự động hóa .
Sơ đồ biểu thị Tín hiệu dòng 4-20mA
Các anh em làm trong lĩnh vực tự động hóa ít nhiều cũng đã gặp qua tín hiệu 4-20mA nên thấy nó quá bình thường vì hầu như các thiết bị như cảm biến , bộ chuyển đổi , PLC , bộ đọc tín hiệu , card giao tiếp … tất cả đều dần chuyển về tín hiệu 4-20mA . Bài viết này mang tính chất chia sẽ cho những bạn đang học về tự động hóa chưa có nhiều kiến thức về tín hiệu analog & những anh em làm trong ngành tự động hóa nhưng chưa nắm rõ bản chất của vấn đề .
Tại sao dùng tín hiệu 4-20mA mà không phải tín hiệu 0-20mA ?
Nhìn sơ đồ trên biểu thị tín hiệu dòng 4-20mA chúng ta thấy giá trị Min bắt đầu của tín hiệu là 4mA và giá trị kết thúc của tín hiệu là 20mA . Tín hiệu 4-20mA biểu thị cho một giá trị đo được nào đó của thiết bị đo lường hoặc thiết bị điều khiển .
Một cảm biến áp suất có dãy đo 0-100bar có tín hiệu về là 4-20mA hay một cảm biến nhiệt độ có dãy dãy đo 0-100 oC hay cảm biến nhiệt độ có dãy đo 0-1000 oC qua bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ cũng chỉ đưa tín hiệu về 4-20mA . Điều này cho chúng ta thấy gần như tất cả các tín hiệu đều đưa về tín hiệu chuẩn 4-20mA .
Lý do người ta nghiên cứu dùng tín hiệu 4-20mA thay vì 0-20mA là vì :
Phân biệt đâu là tín hiệu truyền về – đâu là tín hiệu mất nguồn hay đứt cable hay bo mạch bị hư
Tín hiệu dòng 4-20mA trong thực tế
Tôi giả sử cảm biến áp suất có dãy đo 0-100 bar tương ứng với tín hiệu 4-20mA thì giá trị 4mA tương ứng với áp suất bằng không ( 0 ), tại giá trị 100bar sẽ đưa về tín hiệu 20mA . Trong trường hợp cảm biến bị hư hỏng giá trị đưa về sẽ là 3.8mA ( theo mặc định một số cảm biến ) hoặc khi áp suất vượt ngưỡng sẽ cho ra tín hiệu 23mA ( theo quy định của một số hãng lớn trên thế giới ).Trường hợp bị mất nguồn tín hiệu đưa về 0 mA chúng ta xác định rõ đây là bị ngắn mạch ( đứt cable hoặc mất nguồn ) .
Trong trường hợp này nếu chúng ta dùng cảm biến áp suất có tín hiệu 0-20mA thì khi cảm biến bị hư hỏng hay bị ngắn mạch thì tín hiệu đưa về đều là 0 mA. Việc chuẩn đoán bị ngắn mạch hay cảm biến bị hư hỏng là một điều khó khăn và tốn thời gian hơn rất hiều . Chúng ta rất dể nhầm lẫn giữa cảm biến bị hư hỏng và cảm biến đang hoạt động nhưng có giá trị là không ( 0 ) . Điều này rất nguy hiểm trong việc điều khiển tự động hóa .
Tại sao dùng tín hiệu 4-20mA mà không dùng tín hiệu 0-10V ?
Ngày còn ngồi trên ghế nhà trường tôi được dạy rằng tín hiệu analog chỉ là tín hiệu 0-10V hoăc 0-5V nên hầu như tôi không có một tí kiến thức gì về tín hiệu 4-20mA . Một số thầy và một số tài liệu cũng có nói tới tín hiệu dòng 4-20mA nhưng chỉ là một cách giới thiệu . Khi làm đồ án hay làm các mạch điện tử cũng chỉ dùng các tín hiệu analog 0-10V hoặc 0-5V . Khi đi làm thực tế thì tôi mới biết rằng hầu như hơn 80% đều dùng tín hiệu dòng 4-20mA . Vậy tại sao tín hiệu dòng 4-20mA lại phổ biến như vây ?
1.Tín hiệu áp 0-10V bị suy giảm tín hiệu và dể bị nhiễu .
Các tín hiệu analog từ các cảm biến đưa về có thể cách xa tủ điều khiển trung tâm từ 100m đến 1km là chuyện rất bình thường . Trước kia các cảm biến dùng tín hiệu analog 0-10V để truyền về PLC , với khoảng cách xa như vậy việc sụt áp tín hiệu là điều thường thấy trên các tín hiệu Analog dòng 0-10V hoặc 0-5V . Một điều ít ai biết nữa chính là tín hiệu dòng 0-10V rất dể bị nhiễu bởi các dây động lực hoặc sóng hài hoặc motor hay biến tần khi dây tín hiệu đi ngang qua các thiết bị này .
Chính vì thế trong điều khiển sẽ phát sinh ra bộ cách ly tín hiệu hay bộ khuếch đại tín hiệu để chống nhiễu trên tín hiệu analog dòng 4-20mA hoặc analog áp 0-10V . Tôi sẽ nói thêm về điều này ở một bài viết khác về bộ cách ly tín hiệu – chống nhiễu .
2.Tín hiệu dòng 4-20mA không bị suy giảm bởi khoảng cách ?
Câu hỏi đầu tiên mọi người khi đọc được thông tin” tín hiệu dòng 4-20mA không bọ suy giảm bởi khoảng cách ” là ” vậy nó truyền được bao xa ” hoặc một số người không tin vào điều này .
Nguồn dòng hay nguồn cấp dòng hoặc tiêu thụ dòng là nguồn có tổng trở rất lớn .Chính vì thế mà tín hiệu analog dòng 4-20mA ít bị ảnh hưởng bởi điện trở của dây ngoại trừ tổng trở của dây dẩn quá lớn vượt qua ngưỡng cho phép .
Các tín hiệu làm nhiễu như biến tần , sóng hài , motor phát ra từ trường thường là xung điện áp . Chính vì thế với nguồn tín hiệu là nguồn dòng và tải tín hiệu lại có điện trở nhỏ , các xung nhiễu điện áp gần như ít bị ảnh hưởng . Tuy nhiên đó chỉ là các ảnh hưởng nhỏ của tác động ngoại vi bên ngoài có công suất nhỏ , trong trường hợp các Motor hay biến tần có công suất lớn thì việc chống nhiễu là một điều không dể dàng . Lúc đó chúng ta phải mất tiền để mua thêm bộ lọc nhiễu .
Ngoài ra tín hiệu dòng 4-20mA có thể truyền trên 2 dây , tức là nguồn và tín hiệu chung giúp tiết kiệm dây dẩn so với tín hiệu dòng 4-20mA loại 3 dây . Chúng ta hay gọi đó là nguồn 4-20mA loop power . Tôi sẽ có một bài viết riêng về chủ để nguồn 4-20mA loop power này trong các bài sau .
Tín hiệu 4-20mA 2 dây và tín hiệu 4-20mA 3 dây
Tín hiệu 4-20mA có hai dạng là tín hiệu 4-20mA Passive ( không nguồn – 2 dây ) và tín hiệu 4-20mA Active ( có nguồn – 3 dây ) . Rất nhiều người không phân biệt được giữa tín hiệu 4-20mA Active và tín hiệu 4-20mA Passive .
Tín hiệu 4-20mA 2 dây hay còn gọi là tín hiệu 4-20mA passive tức là không cần nguồn cấp mà nguồn và tín hiệu chung . Chúng ta thường thấy các tín hiệu 4-20mA Passive trong các cảm biến áp suất hay bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ .
Tín hiệu 4-20mA 3 dây hay còn gọi là tín hiệu 4-20mA Active tức là 2 dây cấp nguồn 24vdc và một dây signal 4-20mA đưa về . Tín hiệu 4-20mA Active được dùng trong các máy móc cũ để dể truyền tín hiệu 4-20mA về . Tuy nhiên việc truyền bằng tín hiệu 4-20mA Active dể bị nhiễu hơn tín hiệu 4-20mA Passive .
Một điều chúng ta thường gặp nữa là phần lớn các bộ đọc tín hiệu analog hoặc PLC chỉ đọc được tín hiệu 4-20mA có nguồn dòng ( Active ) mà không đọc được tín hiệu 4-20mA Passive . Vậy làm sao để PLC đọc được tín hiệu 4-20mA 2 dây không nguồn ( Passive ) . Việc này hết sức đơn giản với việc kết nối nối tiếp với nguồn 24Vdc bên ngoài .
Cách kết nối tín hiệu 4-20mA 2 dây ( không nguồn ) với PLC hoặc bộ đọc tín hiệu Active
Việc kết nối tín hiệu 4-20mA 2 dây ( không nguồn ) với PLC được thực hiện đơn giản với việc cấp thêm một nguồn 24Vdc . Nguồn Dương 24Vdc ( + ) được kết nối với chân Dương ( + ) của cảm biến áp suất 2 dây hay bộ chuyển đổi tín hiệu 2 dây Passive , chân Âm ( – ) của cảm biến áp suất 2 dây nối với chân Dương ( + ) của PLC , còn chân Âm ( – ) của bộ nguồn 24Vdc nối với chân Âm ( – ) của PLC .
Việc nối như thế tạo thành một vòng tròn kín giúp tín hiệu 4-20mA 2 dây của cảm biến áp suất có nguồn nuôi đưa tín hiệu về PLC để xử lý tín hiệu analog 4-20mA .
Việc chia sẽ kiến thức tự động hóa giúp mọi người chưa nắm rõ về các tín hiệu analog 4-20mA có cái nhìn tổng thể hơn một phần nhỏ trong điều khiển tự động . “
Tôi rất mong những ai đọc được bài viết này có thể hiểu rõ được những gì tôi muốn chia sẽ và giúp ích cho những ai đang thật sự gặp khó khăn về lĩnh vực này . Nếu có sai sót gì mong mọi người comment bên dưới để tôi có thể rút kinh nghiệm cho các bài viết sau tốt hơn . Nếu thấy hữu ích hãy bấm Like để tôi biết bài viết của mình có ích cho mọi người & Share cho mọi người biết nôi dung của bài viết này tới những ai thật sự cần. Những ai coppy bài viết vui lòng ghi rõ nguồn cấp .