Siemens cung cấp rất nhiều gói phần mềm để hỗ trợ các kỹ sư triển khai một hệ thống tự động hóa. Tuy nhiên không phải phần mềm nào chúng ta cũng cần.
Chính vì vậy, iTuDong.com sẽ giới thiệu với bạn các thành phần cơ bản của bộ TIA Portal. Điều này giúp các bạn hiểu rõ hơn cái nào cần cài, cái nào không. Tránh trường hợp cài hết tất cả khiến máy rất nặng.
STEP 7 Professional.
Trong bộ cài, đây là thành phần quan trọng nhất. Step 7 là công cụ để cấu hình và lập trình cho tất cả các bộ điều khiển SIMATIC PLC. Bao gồm S7-1200, 1500, 300, 400.
Khi cài bộ STEP 7 professional, bộ WinCC Basic cho HMI sẽ tự động cài sẵn giúp bạn. Với WinCC kèm theo này, các bạn có thể thiết kế màn hình HMI đơn giản như các dòng KP, K, TP… một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, nếu các bạn cần thiết kế hệ SCADA thì bắt buộc phải cài thêm WinCC phiên bản cao hơn.
WinCC Comfort/Advanced/Professional.
Mặc định bản Basic sẽ được cài cùng với STEP 7. Nếu chúng ta chỉ cần lập trình cho các HMI cơ bản thì không cần cài thêm bộ WinCC này.
Tuy nhiên, nếu các bạn cần thiết kế SCADA chạy trên máy tính hoặc cho các PC công nghiệp thì sẽ cần cài thêm bản Comfort/Advanced/Professional.
Về sự khác nhau giữa các phiên bản được thể hiện trong hình bên dưới.
Phiên bản cao hơn chắc chắn sẽ mở được project phiên bản thấp hơn. Ví dụ bản Pro sẽ mở được bản Basic… Nếu có thắc mắc thêm thì các bạn cứ comment bên dưới, mình sẽ trả lời nhé J.
WinCC Runtime Comfort/Advanced/Professional.
Các bạn thường nhầm lẫn chức năng giữa bản WinCC Runtime (RT) và bản WinCC Engineering. Sau đây chúng ta hãy cùng so sánh chức năng của 2 phiên bản này:
- WinCC Runtime Basic/Advanced/Professional: chạy giao diện HMI/SCADA đã thiết kế sẵn.
- WinCC Basic/Advanced/Professional: (không có chữ RT) tạo và thiết kế giao diện HMI/SCADA. Ở phiên bản này đã bao gồm sẵn WinCC RT rồi nên chúng ta sẽ không cần cài thêm bản RT nữa.
Bản WinCC RT được cài phải cùng loại với bản WinCC Engineering tạo ra project. Ví dụ project SCADA được tạo từ bản Professional thì phải cài RT Professional.
Để rõ ràng hơn, chúng ta xét ví dụ sau:
2 máy tính giống nhau. Máy 1 được cài bản WinCC Pro, máy 2 được cài bản WinCC RT Pro.
- Máy 1: Thiết kế giao diện SCADA và chạy mô phỏng được giao diện đã thiết kế.
- Máy 2: chỉ chạy được giao diện đã thiết kế sẵn. Không có chức năng chỉnh sửa.
Vậy WinCC RT được dùng trong trường hợp nào?
Chúng ta xem hình phía dưới:
Theo đó, máy laptop của kỹ sư được cài bản engineering để thiết kế giao diện SCADA. Sau đó, các máy tính vận hành chỉ cần cài bản WinCC RT để chạy giao diện SCADA vừa thiết kế này. Việc cài bản RT sẽ không cho phép các nhân viên vận hành tác động/sửa chữa vào chương trình.
STEP 7 Startdrive.
Startdrive là phần mềm cho phép các bạn cấu hình biến tần trực tiếp trên TIA và down xuống thiết bị. Nếu bạn nào đã từng nhấn màm hình nhỏ xíu của biến tần thì dĩ nhiên cấu hình trên máy tính sẽ thoải mái hơn rất nhiều.
Ngoài ra, trong startdrive sẽ có các tính năng chuẩn đoán giúp chúng ta theo dõi sự hoạt động của biến tần dễ dàng hơn.
Lưu ý là nếu trong project có cấu hình bằng startdrive thì khi mở project đó lên, TIA của các bạn phải cài startdrive tương ứng thì mới mở được.
PLC SIM.
PLC SIM sẽ giúp chúng ta mô phỏng một PLC thật chạy trên máy tính. Vì vậy nếu các bạn không có thiết bị PLC cũng chả sao. Chỉ cần bật PLC SIM lên và chạy.
Chúng ta sẽ có 2 loại PLC Sim. Nếu các bạn mô phỏng S7 300, 400 thì mặc định STEP 7 đã có sẵn PLC Sim rồi. Trường hợp thứ 2, nếu các bạn mô phỏng S7-1200 hay 1500 thì bắt buộc phải cài thêm PLC SIM.
Lưu ý: PLC SIM này dùng để mô phỏng S7 1200 và S7 1500. Vì vậy nếu các bạn dùng S7 300 hay S7 400 thì không cần cài vẫn có thể mô phỏng được.
PLC SIM Advanced.
Chúng ta thắc mắc là đã có PLC SIM là đủ rồi, tại sao lại có thêm PLC SIM Advance?
Câu trả lời là PLC SIM Advanced sẽ bổ sung thêm các tính năng của PLC thật mà PLC SIM thông thường chưa mô phỏng được. Đó là: truyền thông và Web server.
Lưu ý là PLC SIM Advanced mới được Siemens phát triển gần đây nên còn chưa ổn định lắm. Vì vậy nếu các bạn muốn test truyền thông hay web thì sẽ cài bộ SM Advanced vào. Còn nếu không thì PLC SIM thường là quá đủ để mô phỏng hoạt động của 1 PLC.
EKB
À há, cái này không thuộc bộ TIA Portal nhưng bạn nào khi cài TIA cũng cần đến nó :).
Chắc chúng ta ai cũng biết nó là gì nên khỏi giới thiệu nữa hehe.
Các bạn còn chờ gì nữa?! Bắt tay vào download thôi J.
Ngoài ra, Siemens còn cung cấp các phần mềm nâng cao trong TIA Portal nhưng vì không thông dụng nên nếu bạn nào muốn tìm hiểu thì có thể tìm kiếm thêm:
Multiuser Engineering: nhiều người cùng làm trên 1 project.
Energy Suite: theo dõi tiêu thụ năng lượng trên thiết bị.
ProDiag: chuẩn đoán chuyên nghiệp.
SIMATIC OPC UA: chuẩn truyền thông trong công nghiệp 4.0
TIA Portal Openness: cánh cửa để phần mềm bên ngoài giao tiếp với TIA Portal.
MindSphere: Server lưu trữ điện toán đám mây của Siemens phát triển.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét