Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

Giao tiếp

“Tôi bị mắc chứng khó giao tiếp với mọi người. Nghe thì gần giống như căn bệnh tự kỷ nhưng thực ra không phải, chỉ là tôi rất ngại giao tiếp với người khác.

Tôi hoàn toàn không phải là một đứa ít nói. Trớ trêu là như vậy. Tôi nói nhiều, nói được đủ mọi đề tài và đối tượng. Thậm chí tôi không ngại nói chuyện, thuyết trình trước đám đông.

Nhưng đó chỉ là một số đối tượng tôi đã quen thuộc. Người khác cần 15 phút để làm quen với người khác. Tôi cần ít nhất là 1-2 tháng. So ra để thấy căn bệnh của tôi là như thế nào.

Tôi không ghét người lạ. Tôi chỉ không biết cách nào mở lời với họ. Đứng với những người thân thuộc, não tôi hoạt động rất nhanh, 1 giây có thể nghĩ ra được 1 câu dài 10 từ. Nhưng khi đứng với người lạ, não tôi quánh lại, không thể nghĩ ra câu gì để mở lời. Và khi sử dụng hết những câu giao tiếp thông thường rồi, người ta không gợi chuyện tiếp với tôi, cuộc đối thoại đi vào bế tắc.

Tôi thậm chí còn không thể sử dụng những câu giao tiếp thông thường. Bạn có hiểu cảm giác đấy không? Khi gặp một người quen nhưng không thân thiết, tôi còn không thể nói được một câu xin chào. Tại sao lại thế nhỉ? Tôi cũng không biết nữa, chỉ biết vì điều này, bố tôi đã bị nói vì không thể dạy tôi cách lịch sự thông thường. Thảm bại làm sao, một câu chào tôi cũng không nói nổi.
Tôi đã suy nghĩ mãi về căn bệnh của mình. Nghĩ được cả những điều không tốt như vậy nhưng không cách nào sửa đổi được. Tại sao tôi không thể mở mồm ra nói câu “Chào bác” với bác hàng xóm trước khi đi làm. Tại sao tôi ghét gọi điện thoại đến các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Tại sao tôi không thể nói câu gì tử tế khi vô tình gặp đồng nghiệp dưới chân tòa nhà? Vô vàn câu hỏi tại sao chạy trong đầu tôi, không thể nghĩ ra đáp án. Tôi vẫn biết trên đời có những người quảng giao, có những người không, nhưng đến mức như tôi, quả thật là có bệnh thật rồi.

2 công ty tôi đến làm đều đành giá thấp tôi ở 2 tháng đầu tiên, tất cả chỉ vì căn bệnh đó. Rụt rè quá mức khiến năng lực của tôi không thể hiện được hết ra. Tôi biến thành người vô dụng từ lúc đó.

Trước những người tôi không có cảm giác an toàn, tôi chẳng thể nói được một câu gì tử tế cả.

Cảm giác an toàn là như vậy đó. Khi tôi về nhà, chào mẹ, mẹ tôi không đáp lại. Tôi chào em trai, lúc nào nó cũng hồ hởi với tôi. Lần sau về nhà, tôi chỉ bắt chuyện với em trai tôi, không chào mẹ nữa.
Tôi biết khi kể câu chuyện này ra, mọi người sẽ đánh giá tôi. Nhưng mọi chuyện với tôi là như vậy. Những người nào cho tôi cảm giác sẵn sàng đáp trả, tôi mới có thể mở lòng. Nhưng tôi vẫn nói chuyện với mẹ tôi bình thường, chỉ là tôi không phải là người bắt chuyện.

Tôi phải làm sao đây? Tôi nghĩ đến bài tập về nhà bạn trai tôi giao cho là chào bác hàng xóm mỗi sáng trước khi đi làm. Nhưng đến giờ tôi vẫn chưa thể hoàn thành nổi. Người ta có thể chữa khỏi chứng sợ độ cao cho người khác bằng cách vứt họ lên mái nhà không? Còn căn bệnh của tôi, liệu có thể chữa khỏi nếu tôi không chịu mở lời và làm thế nào để tôi có thể mở lời.

Càng ngày căn bệnh của tôi càng trầm trọng. Lời than phiền tôi nghe thấy được vang lên ở khắp nơi. Hàng xóm nói tôi không lễ phép, đồng nghiệp nói tôi không thân thiện, sếp nói tôi không năng động, bạn trai nói tôi không hòa đồng.

Tôi cũng muốn tiến ra thế giới lắm. Nhưng tôi không thể. Gặp những chuyện khó khăn, tôi tự tìm cách giải quyết thay vì nhờ người khác. Không thể thoải mái để lộ mình giữa những câu chuyện bông đùa của đồng nghiệp.

Làm sao để thoát được ra bóng tối? Làm sao để vui vẻ hòa mình vào đại dương? Làm sao? Muôn vàn câu hỏi vang lên trong đầu, tôi nhìn bầu trời rực nắng ngoài cửa sổ, thấy mình không biết phải làm sao để tự cứu lấy mình.”
------------------------------------------------------------
Đăng ký ngay khóa học online "Nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao" do thầy Lê Thẩm Dương đứng lớp, bạn sẽ được cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân, tự tin diễn thuyết trước đám đông, thể hiện bản thân trước khách hàng, và học được phương pháp giao tiếp truyền lửa cho những người xung quanh tại: http://bit.ly/2LUd8p7

0 nhận xét:

Đăng nhận xét