CÂU CHUYỆN CỦA CEES’T HART
Vào ngày đầu tiên trở thành Giám đốc điều hành của Tập đoàn Carlsberg – một tập đoàn sản xuất bia và đồ uống lớn thứ 5 của thế giới, Cees ‘t Hart đã được trợ lý của mình tặng một thẻ chìa khóa. Nó có thể khóa tất cả các tầng khác để thang máy của Cess có thể đi thẳng đến văn phòng của mình trên tầng 20. Đây chính là đặc quyền của Giám đốc điều hành, thể hiện lên sức mạnh và tầm quan trọng của Cees’t Hart.
Cees’t Hart đã dành hai tháng tiếp theo để thích nghi với vị trí mới nhưng trong hai tháng đó, ông nhận thấy rằng ông gặp rất ít người mỗi ngày. Vì thang máy không dừng lại ở các tầng khác và chỉ có một nhóm ít các giám đốc điều hành làm việc ở tầng 20, nên ông hiếm khi được cơ hội tương tác với các nhân viên làm việc tại Carlsberg.
Sau đó, Cees quyết định chuyển văn phòng mình ở tầng 20 sang vị trí ở tầng thấp hơn. Khi được hỏi về sự thay đổi này, Cees giải thích: “Nếu tôi không gặp gỡ nhân viên của tôi mỗi ngày, tôi sẽ không biết nhân viên của tôi họ đang nghĩ gì. Và nếu tôi không nắm được tình hình trong công ty, tôi không thể lãnh đạo họ một cách hiệu quả.”
Câu chuyện của Cess là một ví dụ điển hình về cách làm việc của những nhà lãnh đạo giỏi, họ biết rõ nguy cơ của việc tách biệt với nhân viên của mình. Bởi các nhà lãnh đạo vị trí càng cao trong công ty, họ càng có nguy cơ bị “thổi phồng” cái tôi cá nhân của mình. Khi cái tôi càng lớn, họ càng bị tách biệt, họ không giao tiếp với các nhân viên, không hòa nhập với văn hóa công ty và đôi khi với cả khách hàng của họ. Cuối cùng họ không còn là một nhà lãnh đạo thực thụ nữa.
CÁI TÔI CÀNG LỚN - CÀNG DỄ BỊ THAO TÚNG
Cái tôi của các nhà lãnh đạo giống như một mục tiêu họ mang theo bên mình. Và giống như bất kỳ mục tiêu nào, cái tôi càng lớn thì nó càng dễ bị tấn công. Theo cách này, một người có cái tôi thổi phồng sẽ dễ dàng bị lợi dụng. Bởi vì bản ngã của con người khao khát sự chú ý, nó khiến chúng ta dễ bị thao túng và dễ đoán, trở thành nạn nhân của nhu cầu bản thân, cuối cùng dẫn đến việc đưa ra các quyết định có thể gây bất lợi cho chính mình, nhân viên và tổ chức.
CÁI TÔI CÀNG LỚN - NGĂN CẢN HỌC HỎI TỪ THẤT BẠI
Khi những người lãnh đạo tin rằng họ là người duy nhất đem lại thành công cho công ty, họ có xu hướng trở thành kẻ ích kỷ. Điều này đặc biệt đúng khi họ đối mặt với những thất bại và chỉ trích. Theo cách này, một cái tôi bị thổi phồng ngăn cản chúng ta học hỏi từ những sai lầm của mình và tạo ra một bức tường phòng thủ gây khó khăn cho việc học từ những bài học từ thất bại.
CÁI TÔI CÀNG LỚN - THU HẸP TẦM NHÌN
Cuối cùng, một cái tôi bị thổi phồng thu hẹp tầm nhìn, mất đi khả năng phán đoán chính xác mà chỉ nhìn và nghe những gì họ muốn. Kết quả là, họ mất liên lạc với những nhân viên của mình, văn hóa công ty và cuối cùng là cả khách hàng và đối tác.
Lời kết: Trên thực tế, lãnh đạo là làm việc với con người mỗi ngày. Đừng để cái tôi của mình xác định những gì chúng ta thấy, chúng ta nghe, những gì chúng ta tin và làm cản trở bản thân trở thành một nhà lãnh đạo giỏi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét