GỬI NHỮNG NGƯỜI CÀY NHƯ TRÂU CẢ NĂM NHƯNG LƯƠNG LẸT ĐẸT
------------------
Bạn mới vào công ty làm việc được vài tháng rồi nhưng vẫn bị người khác coi thường. Rõ ràng khả năng của người đó không tệ nhưng sếp lại chẳng thèm để tâm và đồng nghiệp ngó lơ như một người vô hình trong văn phòng.
Ngay cả sinh viên tốt nghiệp các trường giỏi cũng không ngoại lệ. Trước khi tôi vào công ty, tôi đã nghĩ về tương lai tươi đẹp và điều này khiến tôi cảm thấy tràn đầy năng lượng, nhưng chỉ trong vài tháng, tôi đã phải "hạ cánh".
Có 3 cái bẫy cần nhận ra để không bị đào thải và trở nên ưu tú hơn, bạn hãy xem bản thân có mắc sai lầm nào không nhé!
1. Đừng quá lạm dụng câu nói "Em không hiểu chỗ nào thì hỏi" vì căn bản đây không phải là cái cớ để não vủa bạn lười biếng
Nếu bạn là người mới vào công ty mà nghe "ma cũ" hỏi bạn có thắc mắc gì không. Thoạt nhìn có vẻ là một cơ hội để bạn dễ học hỏi kinh nghiệm của người đi trước. Nhưng, nếu bạn cứ hỏi vì bạn không tìm được câu trả lời thì sẽ thường nhận được phản hồi thế này: "Em tự tìm hiểu trước đi."
Bạn sẽ nhận thấy một điều hiển nhiên rằng: Chất lượng của các câu hỏi bạn đặt ra sẽ phản ánh khả năng của bạn.
Bạn chưa tìm hiểu rõ đã vội hỏi, chứng tỏ bạn không động não giải quyết vấn đề, luôn nhờ vả người khác và cấp trên sẽ nghi ngờ khả năng của bạn dựa vào những câu hỏi này. Đây không phải là một vấn đề lớn lao, vậy bạn đặt câu hỏi để làm gì, hay là bạn thực sự không hiểu?
"Hỏi khi không hiểu" đôi khi không phải cách hay, mà đó thể hiện sự rụt rè và không chịu tìm tòi. Quan trọng hơn, tại nơi làm việc, sự tương tác giữa mọi người về cơ bản là sự trao đổi giá trị. Bất cứ khi nào bạn hỏi ai thì sau này có việc cần, họ sẽ tìm bạn để giải đáp giống như bạn từng hỏi họ. Lúc đó, bạn có muốn từ chối cũng chẳng được.
Tham vấn ý kiến của người khác là không sai nhưng thành thật mà nói, ít có đồng nghiệp nào thực tâm nói cho bạn biết bạn làm vậy đúng hay sai, nhất là trong môi trường cạnh tranh và loại trừ lẫn nhau. "Không hiểu thì hỏi" có chăng là dịp để bạn hỏi những câu hỏi đáng được hỏi, chứ không phải là cái cớ để bộ não của bạn lười biếng.
2. Làm việc phải cẩn trọng, hạn chế sai sót. Khi sai sót phải báo cáo kịp thời
Một số người tâm sự rằng ở nơi làm việc, họ không cam tâm làm chân sai vặt, họ luôn muốn thực hiện các công việc thuộc chuyên môn. Sau rất nhiều công việc khó khăn, họ đã có cơ hội. Tưởng đâu đã tốt, không ngờ tình hình chuyển biến theo hướng ngược lại. Họ liên tục làm phiền sếp và không biết mình sai ở đâu.
Ví dụ: Ngay khi sếp giao nhiệm vụ, anh ta đã trả lời bằng một từ "Ok". Việc này có thể đơn giản và nằm trong tầm kiểm soát của anh ta. Nhưng sau đó, anh ta lại phàn nàn rằng: "Tôi chỉ nói về việc theo dõi thôi chứ tôi đâu có bảo làm sao để thực hiện đâu, theo sếp thì tôi nên làm gì?"
"OK" không phải là câu trả lời tốt nhất trong tình huống này. Tình trạng chấp nhận thụ động các nhiệm vụ này dường như xuất hiện ở nhiều người mới đến công ty. Ở trường, mọi người đều có lịch học, thời hạn cho bài tập và ngày cụ thể cho các kỳ thi. Nhưng ở nơi làm việc, không có thời hạn rõ ràng. Khi không có yêu cầu chính xác, chủ động theo dõi diễn biến tình hình là lựa chọn tốt hơn.
Bạn có thể hỏi khi cần thiết. Hoặc đơn giản là tự lên kế hoạch và nói với bên kia khi nào có khả năng hoàn thành.
Sau khi theo dõi sẽ đến chủ động phản hồi kịp thời. Một số người có thể nghĩ rằng người đáng tin cậy có nghĩa là người không phạm sai lầm. Nhưng không có ai hoàn hảo, điều này rõ ràng là thực tế.
Người dễ có được sự tin tưởng không phải là người không phạm sai lầm mà là người biết theo dõi liên tục và phản hồi kịp thời.
Trong chương trình thực tế có tên là "Sinh ra một nhân viên mới", một số thực tập sinh mới được chỉ định vào công ty luật. Một thực tập sinh đã không gửi nhiệm vụ sau deadline 1 tiếng. Sếp nói rằng: "Bạn nên liên lạc trước và hỏi xem bạn có thể nộp muộn không."
Khi nhiệm vụ không thể hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng, điều quan trọng hơn là phải xác nhận kịp thời mà không trì hoãn tiến độ của toàn đội.
Họ cần thay đổi nhiệm vụ và khắc phục kịp thời theo sự phản hồi đột ngột của bạn. Những người đáng tin cậy không có nghĩa là họ sẽ không bao giờ phạm sai lầm, mà họ có thể báo cáo, theo dõi và phản hồi các vấn đề một cách kịp thời để không ảnh hưởng đến tiến độ của người khác.
Nói không với chần chừ bằng cách chia nhỏ các nhiệm vụ.
Để có được sự tín nhiệm, bạn cần loại bỏ nhiều thói xấu và chần chừ có lẽ là thói quen cần loại bỏ đầu tiên. Hãy liệt kê các nhiệm vụ thật chi tiết và sắp xếp chúng theo mức độ ưu tiên. Các nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng viết ra các nhiệm vụ cần thực hiện sẽ khiến bạn cảm thấy cần phải hoàn thành công việc. "Viết nó ra là bạn đã giải quyết được 50% của vấn đề rồi."
Theo thời gian dự kiến, đánh dấu vào từng nhiệm vụ nhỏ đã hoàn thành sẽ mang lại cảm giác hoàn thành, giảm bớt căng thẳng và giúp mọi người dễ dàng có động lực để tiếp tục thay vì cứ hẹn tới hẹn lui rồi bỏ qua không làm.
Một cách khác để cải thiện sự trì hoãn là sử dụng tín hiệu tâm lý để kích thích hành động của bạn. Khi đối mặt với một nhiệm vụ, hãy đặt thời gian bắt đầu cho chính mình: "Đếm đến mười thì bắt đầu".
Một nghiên cứu cho thấy phần lớn mọi người thích đọc sách trên máy tính, điện thoại. Điều này cũng được áp dụng cho công việc. Khi quyết định hành động, chỉ cần mở máy tính hoặc tập tin trực tiếp và tạo tâm lý phù hợp để bắt đầu làm việc.
3. Đừng để bản thân giả vờ chăm chỉ
Nhà văn Nhật Bản Kenichi Maeichi đã nói trong tác phẩm những điều mà ông chủ nghĩ về nhân viên: "Nhân viên không có sức sáng tạo luôn bị thay thế. Hầu hết mọi người thực hiện công việc của họ theo hướng dẫn của người khác, theo các quy trình có sẵn và theo phương pháp thông thường nhưng ít người nghĩ về cách làm việc mới hiệu quả hơn. Đặc biệt là trong các công ty lớn, cấp dưới thường ít nghĩ về cách tối ưu hóa và cải thiện cách làm việc, không giỏi trong việc bày tỏ ý kiến và ý tưởng của họ với cấp trên.
Một nhân viên bình thường nghĩ về cách hoàn thành công việc nhưng một nhân viên giỏi sẽ nghĩ về cách làm mọi thứ tốt hơn.
Trong tác phẩm "Sáu khóa học tư duy độc lập tại Harvard", tác giả viết rằng hầu hết mọi người cho rằng những gì họ hiểu thì người khác không nhất thiết phải hiểu và mọi người hiếm khi suy xét về một vấn đề.
Suy xét không hẳn là mất thời gian, nó sẽ cho phép chúng ta tìm ra những cách hiệu quả hơn, giải quyết vấn đề triệt để hơn. Suy nghĩ lại việc đã làm cũng quan trọng như làm việc. Nhân viên bình thường chỉ làm việc một cách máy móc, không tóm tắt và tổng kết kinh nghiệm của họ. Việc xem xét lại những việc đã làm trong dự án trước bị cho là lãng phí thời gian.
Nhiệm vụ đã được giao và bản tóm tắt ngay lúc này có vẻ hơi dư thừa. Nhưng trong quản lý dự án, điều này là quan trọng nhất. Nếu bạn không tóm tắt ra những vấn đề gặp phải, hãy nghiên cứu thêm về giải pháp một chút để khi gặp các dự án tương tự, bạn vẫn kịp trở tay.
Người làm việc hiệu quả có thể học hỏi từ người khác để không mắc phải những sai lầm tương tự. "Tôi đã từng nhìn thấy một thực tập sinh kinh doanh gửi một email tương tự như thư mời. Mỗi lần cậu ta sao chép cái mẫu của người khác, thay đổi tiêu đề và tên thì tôi bật cười. Tôi hỏi tại sao bạn không tự viết một mẫu email mà phải sao chép …"
"Mỗi lần tôi trình bày PPT, tôi phải tải logo của công ty trên Internet về máy."
Những thứ này thường có sẵn và rất dễ tìm, nếu bạn nghĩ mình sẽ sử dụng trong tương lai thì hãy lưu lại ở một thư mục để bạn có thể tìm thấy chúng khi cần một cách nhanh chóng và tiện lợi. Những thông tin và chi tiết nhỏ nhặt này sẽ giúp công việc và cuộc sống dễ dàng hơn.
Những người bạn cảm thấy như một cuốn bách khoa toàn thư biết tất cả mọi thứ, không phải họ có một trí nhớ tốt, mà là họ có những thói quen tốt và hiệu quả công việc của họ sẽ rất khác.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét