15 THỦ THUẬT XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP ĐỂ THU HÚT NHÂN TÀI
1. Đừng chỉ giới hạn suy nghĩ trong logo và khẩu hiệu của bạn
Thương hiệu của bạn không phải là logo hay một câu khẩu hiệu. Đó là nhân tố quan trọng thể hiện cách bạn quản lý doanh nghiệp cũng như chăm sóc nhân viên và khách hàng. Quản lý nhân sự là một vị trí quan trọng thu hút nhân tài mới cũng như phát huy năng lực của nhân viên xuất sắc hiện có. Thương hiệu của bạn được củng cố (hoặc phá sản) thông qua việc tương tác với bộ phận quản lý nhân sự và tập trung vào việc tạo ra những trải nghiệm độc đáo cho ứng viên/ nhân viên - Regina W. Romeo, chuyên viên tư vấn nhân sự của CPS
2. Thể hiện giá trị của bạn
Hãy thể hiện giá trị và văn hoá của công ty một cách rõ ràng nhất. Bạn có thể làm điều này bằng cách tạo một trang trên trang web để giới thiệu về văn hoá và mô hình hợp tác, thậm chí cung cấp một brochure (ấn phẩm quáng cáo) để nhân viên tương lai có thể tải về và tìm hiểu thêm về doanh nghiệp của bạn. Thương hiệu của một doanh nghiệp bắt đầu từ sự rõ ràng vì thể hãy thể hiện ngay từ ban đầu để gây ấn tượng với người tìm việc - Laura Spawn, công ty Virtual Vocation, Inc.
3.Phối hợp với bộ phận tiếp thị
Quản lý nhân sự nên phối hợp với tiếp thị để thúc đẩy thương hiệu của công ty, đặc biệt là trong công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Từ trang web đến các trang quảng cáo việc làm, nhà tuyển dụng nên nỗ lực để khẳng định vị trí của công ty để thu hút những ứng viên tài năng và thích hợp với giá trị, mục tiêu và văn hoá của công ty. Trong suốt quá trình phỏng vấn và đào tạo, ban quản lý nhân sự cũng có thể khẳng định lần nữa giá trị của công ty để gia tăng sự gắn kết cũng mong muốn được gắn bó lâu dài của nhân viên - Tiến sĩ Courtney Pace, FedEx Employees Credit Assoc.
4.Chia sẻ câu chuyện của bạn
Chia sẻ câu chuyện của bạn với ứng viên và nhân viên là một trong những nhân tố quan trọng làm nên thương hiệu của bạn. Việc có một câu chuyện độc đáo và làm cho ứng viên và nhân viên công ty hiểu câu chuyện và những thành tựu chúng ta đã đạt được là một điều rất quan trọng. Một nhân viên chỉ có thể thật sự nhiệt huyết với công việc khi họ có một hiểu biết rõ ràng về công ty của họ và cách mà công ty ấy đã làm để có được thành công như ngày hôm nay - Dana Garaventa, GPHR, PHR, Opus One Winery LLC
5. Cá nhân hoá câu chuyện của bạn
Thương hiệu của công ty phải chân thật. Những nhân viên tiềm năng trong tương lai muốn nghe câu chuyện từ nhân viên khác trong công ty chứ không phải từ nhà tuyển dụng và ban quản lý nhân sự. Họ muốn biết vì sao nhiều nhân viên lại muốn tiếp tục gắn bó lâu dài với công ty. Điều gì khiến nó trở nên khác biệt và đặc biệt? Hãy thể hiện những thành công của nhân viên trên trang web tuyển dụng và các trang mạng xã hội - Lotus Buckner, NCH.
6. Hãy trở nên nổi bật
Trưởng phòng nhân sự nên nhận ra điều gì làm nên sự khác biệt của công ty so với những công ty khác, sau đó hãy làm nổi bật, cất tiếng khẳng định giá trị ấy, đăng tải lên các trang mạng xã hội, thêm vào trang web của công ty, và hồ sơ trên LinkedIn. Chứng minh vì sao được làm việc ở công ty của bạn là một cơ hội tuyệt vời và làm nổi bật nét độc đáo khiến công ty của bạn vượt trội hơn những công ty khác - Charles Ashworth, Zendrive.
7. Hãy hiểu rõ mong muốn của từng thế hệ
Có năm thế hệ cùng làm việc: thế hệ truyền thống, thế hệ Baby Boomer, thế hệ X, thế hệ Y (Millennials), và thế hệ Z. Sự thấu hiểu của nhà tuyển dụng của từng thế hệ và được thể hiện qua một một thương hiệu là tiếng nói của từng cá nhân trong từng nhóm. Khi ấy, những tài năng còn tiềm ẩn - trong một thời gian dài và phụ thuộc vào sự ngắt quãng - sẽ được tỏ lộ. Đơn giản là, mọi người đều có khả năng, vì thế công ty nên dành sự quan tâm đến tất cả - Kim Pope, Wilson HCG.
8. Đề nghị nhân viên trở thành đại sứ thương hiệu của công ty
Hãy để tất cả các nhân viên quảng bá thương hiệu của bạn. Điều quan trọng là, nhân viên của chúng tôi là những đại sứ thương hiệu tuyệt vời. Chúng tôi xây dựng một chiến dịch mạng xã hội xoay quanh về những lời chia sẻ của nhân viên về những lợi ích họ nhận được (chúng tôi đặt tên cho chiến dịch là “the Icing on the Cupcake”). Tất cả các nhân viên của chúng tôi gặp gỡ nhiều ứng viên trong suốt quá trình phỏng vấn để chia sẻ quan điểm về doanh nghiệp và văn hoá trong công ty - Gina Deciani, trợ lý quản lý chuỗi cung ứng
9. Đảm bảo về sự thăng tiến của nhân viên
Lời hứa về sự thăng tiến của nhân viên là một trong những điều có tác động mạnh mẽ nhất đối với nhân viên tương lai. Hầu hết các nhân viên đều bị thúc đẩy bởi sjw đầu tư cho cơ hội được phát triển một cách chuyên nghiệp, vì thế nếu một nhà tuyển dụng có thể cam kết về cơ hội học tập và thăng tiến thì đó chính là điểm nổi bật. Vì thế giới thiệu về những nhân viên đã thành công nhờ nhận được sự hỗ trợ là một trong những chìa khóa cho chiến lược quảng bá doanh nghiệp - Heide Abelli, Skillsoft.
10. Quản lý tin nhắn
Công ty nên xây dựng một mẫu tin nhắn, lời nhắc để nhân viên của họ chia sẻ trên các trang mạng nhằm tạo dựng sức ảnh hưởng của công ty trên mạng xã hội. Một thương hiệu vững chắc trên mạng xã hội mang lại lợi ích cho công ty nhờ những tin nhắn được kiểm soát nhưng những chia sẻ trên mạng xã hội có thể phát triển theo cấp số nhân, vượt ra ngoài những bài đăng của công ty - Jessica Delorenzo, Kimball Electronics Inc.
11. Tận dụng mạng xã hội để quảng bá thương hiệu
LinkedIn, Twitter và Glassdoor là những phương tiện tuyệt vời để người theo dõi luôn được cung cấp đủ thông tin và có một cái nhìn sâu sắc về thương hiệu của công ty. Hãy nhấn mạnh những thông tin thể hiện sự cân bằng, đa dạng, sự đánh giá một cách toàn diện và tổng thể dành cho nhân viên. Thương hiệu của bạn được hình thành từ phương thức phục vụ người khác, đó là sự liên kết mà mọi người đều tìm kiếm ở những thương hiệu nổi tiếng – RaQuel Hopkins, DHI Telecom Group.
12. Chỉ bán những gì bạn có
Hiểu giá trị và tiêu chuẩn của công ty bạn. Đừng quảng cáo ý tưởng và những gì bạn sắp thực hiện. Hãy tự tin mình với tư cách là người đại diện của công ty, bạn sẽ tìm thấy những tài năng thích hợp với nhu cầu của bạn. Những người tài năng nhất bao gồm cả sự thích hợp với văn hoá của doanh nghiệp - Reinhard Guggenberger, Soaring Fox Consultin.
13. Xây dựng một môi trường tự do ý chí
Gần đây tôi làm việc cho một công ty công nghệ và họ xác định văn hoá của mình là “tự do ý chí”. Thương hiệu, văn hoá và giá trị của công ty đều ủng hộ quan niệm này từ bên trong. Nếu bạn muốn xây dựng một thương hiệu mạnh thì cần phải có sự thống nhất giữa bên ngoài và bên trong. Trưởng phòng nhân sự, người gây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh và đầy sức hút đã tạo ra những đại sứ thương hiệu bên ngoài - Yvette Kennedy, Explorance.
14. Chia sẻ video của nhân viên
Bắt đầu bằng việc chia sẻ những video ngắn trên kênh của bạn. Những video ấy nên bao gồm giấy chứng nhận năng lực của nhân viên và điều họ yêu thích ở công việc hiện tại. Ngay cả những doanh nghiệp nhỏ với ngân sách hạn hẹp cho việc quảng bá thương hiệu cũng sẽ nhận ra sự hiệu quả tức thì của cách thức này. Những cá nhân được vinh danh cũng tiếp tục chia sẻ video trên mạng xã hội và tác động đến những người trong phạm vi của họ tìm kiếm cơ hội việc làm tại doanh nghiệp - Shelli Nelson, Madison Industries.
15. Hiểu rõ danh tiếng của công ty
Trưởng phòng nhân sự nên hiểu rõ sự vận hành của tổ chức và cách mà nhân viên hiện tại cũng như trước đây cảm nhận về công ty. Từ đó, ban quản lý nhân sự có thể hợp tác với lãnh đạo của công ty khác để được giúp đỡ và cải thiện cách nhìn về thương hiệu của công ty bằng văn hoá độc đáo và chứng minh rằng vì sao tổ chức của bạn là một doanh nghiệp thành công - Sherry Martin, Colorado Department of Human Services (CDHS).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét