Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

Khởi nghiệp

6 NGUYÊN TẮC TÀI CHÍNH KHỞI NGHIỆP BẤT BIẾN

Bài này viết được gần 2 năm đúc rút từ kinh nghiệm bản thân, nay thời kỳ khó khăn với nhiều Doanh nghiệp đọc lại vẫn thấy đúng.
Các Startup nếu đang bị khó khăn về tài chính trong thời gian này chắc chắn đang chưa có nguyên tắc tài chính rõ ràng.
------------------------
6 nguyên tắc này không có trong bất kỳ cuốn sách dạy về tài chính, cũng không có trong những bài viết về khởi nghiệp, cũng chẳng thấy ở 1 khóa học về tài chính nào.

6 nguyên tắc này xuất phát từ rất lâu nhưng khoảng 1 năm trước, 1 người bạn của tôi tâm sự về việc người thân khởi nghiệp thất bại và gia đình phải nợ vài tỷ. 6 tháng trước, khi tôi đồng ý nhận cafe giúp 1 nhà cung cấp của Sói Biển, Startup với 1 sản phẩm nông nghiệp trong 2 năm làm nên 1 khoản nợ 4 tỷ tôi đã suy nghĩ nhiều về những nguyên tắc này.

Hôm nay, thằng bạn đại học của tôi chia sẻ sau 8 năm ra trường làm nhiều lĩnh vực và làm nên khoản nợ 300 triệu, thấy “thụt chí”, sợ không dám khởi nghiệp lại. Tôi thấy cần phải chia sẻ những nguyên tắc này từ chính những bài học bản thân. Hi vọng các bạn có thể áp dụng nếu thấy phù hợp với bản thân tránh mắc những sai lầm.

6 nguyên tắc này có thể đúng với tôi, bất biến trong 30 năm qua nhưng rất có thể không phù hợp với bạn nên hãy cân nhắc kỹ trước khi áp dụng.

1. NGUYÊN TẮC 1: Số tài chính bạn cần để khởi nghiệp = (Tự tích cóp số tiền tương đương 6 tháng sinh hoạt phí) +(Sẵn sàng vay số tiền 2 năm thu nhập).

Vì sao là 6 tháng sinh hoạt phí: Vì khi khởi nghiệp bạn có 1001 thứ phải lo. Cái cơ bản nhất là ăn, ở, đi lại, sinh hoạt hàng ngày... cho bản thân và gia đình (Nếu có) bạn vẫn chưa lo đc trong 6 tháng thì thật sự bạn không bao giờ tập trung vào việc Star Up đc. Cứ thử tưởng tượng bạn đang xử lý cả đống việc set up, tuyển dụng, nhân sự, marketing... trong khi vợ con nhèo nhèo hỏi: Anh ơi, mình hết tiền ra chợ, tiền ga, điện, nước...Bạn có tập trung đc vào công việc khi bụng đói, vợ con đói?

2 năm thu nhập: Hiện tại, thu nhập bạn là 20 triệu/tháng (Không có bất kỳ khoản thu nào khác) thì nguyên tắc số tiền bạn dành khởi nghiệp tối đa là 480 triệu. Số tiền này bạn có thể tự có hoặc đi vay 100%. Trường hợp xấu nhất bạn fail hoàn toàn và phải đi làm 2 - năm để trả nợ. Cái giá này đối với tôi là mức chấp nhận được với việc khởi nghiệp.

Nếu dự án bạn cần số tiền 1 tỷ. Hãy kêu gọi cổ đông góp vốn 520 triệu. Đừng có dại mà vay tất cả để Startup lần đầu. Thành thì ok, Nếu fail thì sao?

2. NGUYÊN TẮC 2: Nói không với vay lãi ngày và cho vay lãi ngày. Tôi không bao giờ đi vay lãi ngày để kinh doanh và cho người khác vay lãi ngày vì 2 câu chuyện sau:

Câu chuyện 1: Bạn Startup Nông Nghiệp kể tôi nghe câu chuyện thật lạnh gáy rằng. Bạn ấy đầu tư vào 1 vụ trồng khoai trong vài tháng, nếu thành công bạn ấy sẽ lãi gấp 3. Nếu thất bại thì tùy mức độ nhưng tệ nhất là mất trắng.

Sẵn máu liều, bạn nhờ mối quan hệ người nhà người thân vay lãi ngày với mức lãi từ 1000 - 4500đ/1 triệu/ngày. Tổng số tiền lãi bạn phải trả 1 tháng là 80 triệu khiến CV kinh doanh của bạn bị âm 40-50 triệu/tháng.

Thật liều một cách không ăn nhiều! và tôi đã khuyên bạn ấy cần phải làm ngay lập tức là chuyển tất cả khoản vay lãi ngày thành lãi tháng hoặc trả bớt bằng nhiều cách dùng khổ nhục kế và thế dồn vào chân tường để nói chuyện với chủ nợ + Hỗ trợ từ người nhà. May mắn họ đồng ý và cơ cấu lại nợ, Tiền lãi giảm từ 80 triệu xuống 30 triệu sau 1 tháng và công ty bắt đầu có lãi.

Câu chuyện 2: Ngày xưa, nhà tôi nghèo không có tiền kinh doanh mỗi lần mẹ tôi thiếu tiền thường đi vay lãi ngày và lúc nào mẹ cũng lo lắng về khoản vay này. Có lần tôi mang tiền đi trả giúp mẹ thì thấy cô chủ nợ đang khóc lóc thảm thiết vì con nợ vay 2 tỷ lãi ngày vì làm ăn thua lỗ nên bỏ trốn. Sau đó 1 thời gian vì tiếc tiền, suy nghĩ nhiều nên suy nhược cơ thể, ốm lên ốm xuống, khổ nhục vì mất tiền cho vay lãi ngày nên tôi có luôn suy nghĩ nói không với CHO VAY LÃI NGÀY và VAY LÃI NGÀY. Nếu bí lắm thì đi vay lãi tháng!

3. NGUYÊN TẮC 3: Không bao giờ cho vay, đầu tư làm ảnh hưởng đến SỐ TIỀN ĐẢM BẢO HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH.

Suy cho cùng, người làm việc kiếm tiền hàng ngày để mưu cầu hạnh phúc cho bản thân, gia đình, Một số người có tư tưởng lớn thì mưu cầu hạnh phúc cho làng, xã, huyện, tỉnh, đất nước, thế giới nhưng trước tiên bạn phải lo được cho bản thân và gia đình trước khi lo cho những người khác.

Vì vậy, ở mỗi độ tuổi, giai đoạn bạn bắt buộc phải sẵn có 1 số tiền để đảm bảo hạnh phúc cho bản thân và gia đình. Ví dụ: 1 thanh niên chỉ cần có 100 triệu là cảm thấy Happy, Lấy vợ vào cần mua nhà thì 1 tỷ hai vợ chồng mới Happy.

Ví dụ: Hai vợ chồng bạn tích góp mãi mới đc 3 tỷ, mua đc miếng đất và xây cái nhà tạm khang trang. Bà cô ruột nuôi bạn từ nhỏ cần tiền để Nam Tiến mở CH thực phẩm sạch nên đề nghị nhờ bạn cho mượn sổ đỏ để vay tiền ngân hàng. Tối nào cũng đến tâm sự, khao khát thay đổi thị trường thực phẩm sạch tại Sài Gòn. Bạn sẽ giúp cô ruột của bạn chứ?

4. NGUYÊN TẮC 4: Khi bạn có 5 đồng, số tiền tối đa bạn có thể vay là 5 đồng.

Đây là nguyên tắc rất hay mà tôi học của người Hoa qua 1 bộ phim hồi bé và áp dụng đến bây giờ thất rất là đúng để mọi khoản vay của bạn đều có khả năng trả mà không ảnh hướng đến việc mất uy tín cá nhân.

Ví dụ: Đang có 1 cơ hội tốt là đầu tư đất ở khu đô thị TH, Giá đất ở đây sẽ tăng vì thông đường Nguyễn Xiển, Xa La. Bạn rất máu mua 1 miếng 1,8 tỷ với kỳ vọng 1 năm sau sẽ tăng lên 5 tỷ. Bạn có sẵn sàng vay 800 triệu để đầu tư không?

5. NGUYÊN TẮC 5: Chia thu nhập của mình ra làm 2 khoản tiết kiệm (đầu tư) trước, chi sinh hoạt sau và phải cố định nếu có khoản lớn.

Nếu bạn còn trẻ, phải tập thói quen tiết kiệm trước, chi sinh hoạt sau. Khi mới ra trường kiếm tiền khó nhất cũng phải để riêng tiết kiệm 10-20% trước xong mới tiêu sau. Dần hình thành thói quen đến 2-3 năm sau thu nhập tăng hơn nhiều, số tiền tiết kiệm đã đủ như nguyên tắc 1. Nếu có ý tưởng thì triển khai tự kinh doanh nhỏ xem như thế nào.

Khi đã tích lũy được tiền tỷ, hãy bắt đầu nghĩ đến việc đầu tư cố định số tiền đó bằng cách coi như không có nó (Có thể mua BĐS, gửi ngân hàng) Coi như bạn vẫn tay trắng để có động lực mỗi ngày, không ỉ lại vào số tiền thu nhập thụ động hay số tiền đã tích lũy.

6. NGUYÊN TẮC 6: Nếu bạn nhận ra rằng, vợ không có năng lực kiểm soát tài chính, không được giao 100% tài sản cho vợ.

Nguyên tắc này tôi học đc từ 1 khóa học CEO và được kiểm nghiệm qua thực tế rất nhiều những câu chuyện có thật mà tôi biết. Giao hết tài sản cho vợ đến khi công ty gặp khó khăn, vợ lại (giấu chồng) cho bạn bè vay tiền ko trả lại đc cuối cùng công ty phá sản, vợ chồng ly tán vì tiền.

Tôi tình cờ xem video trên mạng thấy 1 CEO kiếm được rất nhiều tiền, vợ có nhiều tiền, thiếu sự quan tâm của chồng và người vợ lấy chính lái xe của chồng sau khi người chồng qua đời:

Trong lúc hân hoan ở đám cưới, người lái xe nói. Tôi cứ nghĩ rằng 20 năm qua tôi làm thuê cho ông chủ nhưng giờ đây tôi mới biết. Ông chủ là người làm thuê cho tôi!

1 cái kết đắng cho việc áp dụng sai nguyên tắc 6!

Đây là 6 nguyên tắc tài chính khởi nghiệp của tôi đúc rút và thấy phù hợp với bản thân mình trong 30 năm qua. Có thể nó khác hoặc trái ngược hoàn toàn với bạn. Đó là điều rất bình thường và không có đúng sai, trái phải.

Mỗi 1 người đều có nguyên tắc làm việc, đặc biệt là đối với TÀI CHÍNH phải có nguyên tắc rõ ràng nếu không hậu quả sẽ rất lớn. Tôi rất vui khi bạn chia sẻ nguyên tắc tài chính của mình tại Note này.

Chúc các bạn khởi nghiệp thành công và giữ vững hạnh phúc gia đình!

Nguồn: Trần Quân - CEO Sói Biển

0 nhận xét:

Đăng nhận xét