ĂN CÓ THỂ QUÊN NHƯNG LUYỆN NÃO THÌ PHẢI ĐỀU ĐẶN
Thiên tài chỉ có 1% là may mắn 99% còn lại là mồ hôi và nước mắt. Tất cả chúng ta đều có một bộ não như nhau quan trọng là ai luyện được thành công và ai không thành công mà thôi!
I. PHƯƠNG PHÁP 5 PHÚT LUYỆN NÃO MỖI NGÀY CỰC ĐƠN GIẢN.
1. Phương pháp luyện não gồm 3 phần cơ bản
- Thường xuyên động não
- Cân bằng dinh dưỡng
- Đảm bảo giấc ngủ
2. Phương pháp luyện não hiệu quả theo nghiên cứu khoa học gần đây nhất
Nghiên cứu khoa học cho thấy:
- Khi trầm tư, suy nghĩ: chỉ có não trước và não bên trái hoạt động.
- Hoạt động của não khi làm những câu hỏi trong sách với tốc độ nhanh xuất hiện thêm các vùng hoạt động ở cả não trái và não phải , nhưng não trước hoạt động mạnh hơn.
- Hoạt động của não khi xem tivi: chỉ có vùng thị giác và thính giác hoạt động
- Hoạt động của não khi làm các bài tập với tốc độ càng chậm thì mức hoạt động của não càng thấp.
- Hoạt động của não khi giải các bài toán phức tạp: Ở não trái: não trước và não dưới hoạt động mạnh, não phải không hoạt động.
- Hoạt động của não khi viết chữ: cả não trước của não trái và não phải đều hoạt động.
- Hoạt động của não khi đọc thầm: cả não trước và não phải ở phía trước đều có nhiều vùng hoạt động.
- Hoạt động của não khi đọc to: não hoạt động nhiều hơn khi đọc thầm .Khi đọc càng to, càng nhanh não trước hoạt động càng nhiều.
- Qua luyện tập,chức năng của não có thể tăng 20%
3. Làm thế nào để tiến hành bài luyện não?
Mỗi ngày vào buổi sáng bạn hãy bỏ ra 5 phút để hoàn thành các bài tập sau
3.1 Đếm : Đọc to từ 1 đến 120, nếu tốc độ càng nhanh thì càng tốt. Ghi lại thời gian mỗi lần tập, khi đọc nhớ phát âm rõ ràng
Trình độ cấp 2 là 45s, cấp 3 là 35s, trình độ đại học là 25s.
3.2 Khả năng nhớ từ: trong 1 trang giấy có 30 từ, trong vòng 2 phút bạn có thể làm sao nhớ được nhiều từ nhất. Bài tập này kiểm tra trí nhớ ngắn hạn của bạn. Hãy ghi lại xem mình nhớ được bao nhiêu từ.
Ví dụ về từ: ghi ra 30 từ vào 1 tờ giấy (mỗi ngày 1 danh sách khac nhau)
yêu quái, mùa, con vịt, mỳ sợi, chim yến, chuồn chuồn, ốc biển, cái kính, chuẩn bị, đêm, cầu thang,...
3.3 Làm bài tập tính trong 2 trang giấy với tốc độ nhanh nhất mà bạn có thể. Nhớ bấm đồng hồ thời gian và ghi lại thời gian mà bạn sử dụng để làm bài .
Ví dụ:
ngày thứ nhất: ngày... tháng ...
Thời gian bắt đầu: ...phút ... giây
4 + 5 = ...
2 x 4 = ...
8 - 3 = ...
12 - 6 = ...
Bạn cứ liệt kê khoảng 96 phép tính (+) (-) (x) ) đơn giản, xen lẫn nhau ra 1 tờ giấy, (mỗi ngày 1 tờ khác nhau) rồi cầm tờ giấy đó bắt đầu đọc, chỉ đọc kết quả thôi, sao cho càng nhanh càng tốt. Ghi lại thời gian cho lần tập đó.
Như vậy là bạn đã hoàn thành xong phần luyện não mỗi ngày.
II. 5 BÀI TẬP CHO NÃO BỘ
1. Luyện tập trí nhớ
* Vai trò của bộ nhớ
Bộ nhớ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tất cả các hoạt động nhận thức, bao gồm: đọc, lý luận, tính toán...
* Cách luyện tập
+ Nhớ lại những ký ức của tuổi học trò: tên, tuổi, sở thích của các bạn.
+ Chọn một bài hát chưa từng nghe và nhớ lời bài hát.
+ Luyện mặc quần áo trong bóng tối…
+Tập dùng tay trái để đánh răng (nếu thuận tay phải)….
* Mục đích luyện tập
+ Tạo những thói quen mới và nhớ các thói quen mới đó.
+ Những thay đổi này sẽ giúp tạo ra những liên kết mới giữa các nơron thần kinh trong hệ thần kinh.
+ Làm tăng lượng chất acetylcholine, loại chất giúp vận chuyển và xúc tác các chất hóa học cần thiết cho hệ thần kinh. Acetylcholine còn có tác dụng làm tăng trí nhớ.
2. Luyện tăng cường sự tập trung
* Vai trò của sự tập trung:
- Tất cả hoạt động của con người đều cần có sự tập trung.
- Tập trung tốt giúp chúng ta làm việc hiệu quả, cho dù xung quanh ồn ào cũng không bị phân tâm và không chú ý tới quá nhiều việc cùng một lúc.
- Đi bộ và nghe âm thanh là bài tập tăng cường sự tập trung cho não
* Cách luyện tập:
- Thay đổi thói quen.
- Sắp đặt lại lịch làm việc.
- Vừa đi bộ vừa nghe một âm thanh nào đó.
* Mục đích luyện tập:
- Buộc hệ thần kinh phải thay đổi những thói quen đã có từ lâu.
- Tái thiết lập sự tập trung lại từ đầu.
- Buộc não phải hoạt động nhiều hơn bình thường, trong cùng một thời điểm.
3. Luyện ngôn ngữ
* Vai trò của ngôn ngữ:
- Các hoạt động ngôn ngữ thử thách khả năng nhận biết, nhớ và hiểu từ ngữ của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.
- Ngôn ngữ còn giúp luyện tập khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, xây dựng các kỹ năng ngữ pháp và từ vựng.
* Cách luyện tập:
- Đọc đa dạng các tin tức thay cho thói quen đọc một tin tức nhất định.
- Tìm hiểu nghĩa của các từ mới trong từng ngữ cảnh.
- Học thêm một ngôn ngữ mới.
* Mục đích luyện tập:
- Được tiếp xúc với nhiều từ ngữ mới.
- Tìm hiểu nghĩa của từ mới trong từng ngữ cảnh, các kỹ năng ngôn ngữ sẽ dần được xây dựng và khi cần sẽ dễ dàng nhớ ra từ đó.
4. Luyện thị giác - Không gian
* Vai trò của thị giác - không gian
Chúng ta đang sống trong một thế giới không gian ba chiều nhiều màu sắc, việc phân tích thông tin từ thị giác là cần thiết để hoạt động trong môi trường hàng ngày.
* Cách luyện tập:
Trong nhà
- Đặt nhiều vật dụng ở những chỗ khác nhau trong phòng.
- Đi ra khỏi phòng và nhớ lại các vật dụng đã để ở vị trí nào, vật dụng đó là gì.
- Khoảng hai, ba giờ sau, hãy thử nhớ lại một lần nữa về vị trí, tên các vật dụng đã thay đổi ở trong phòng.
Ngoài trời:
- Khi đi đến một địa danh nào đó, hãy nhìn xung quanh và liệt kê tất cả những thứ trước mặt và trong tầm nhìn ngoại vi của mình.
- Sau đó hãy cố nhớ và ghi lại tất cả.
* Mục đích:
- Buộc bộ nhớ phải hoạt động.
- Bộ nhớ phải luyện tập cho não biết tập trung vào môi trường xung quanh.
5. Luyện chức năng điều hành
* Vai trò của chức năng điều hành
Hàng ngày, chúng ta đang sử dụng khả năng lý luận và logic để đưa ra quyết định, xây dựng các giả thuyết và xem xét hậu quả các hành động của mình trong mọi công việc.
Chức năng điều hành giúp chúng ta hoàn thành tốt các công việc của cơ quan, công việc gia đình, xã hội.
* Cách luyện tập:
- Tương tác xã hội.
- Ghi chép lại những ý tưởng mới, sáng tạo của đồng nghiệp, bạn bè, đối tác...
- Tham gia các trò chơi điện tử….
* Mục đích:
- Tăng hiệu quả hoạt động trí tuệ.
- Có chiến lược và giải pháp hợp lý để não bộ điều hành linh hoạt các hoạt động thường ngày.
III. LUYỆN KHẢ NĂNG TẬP TRUNG KHI HỌC
Mặc dù đã rất quyết tâm, ngồi vào bàn, tay lăm lăm cuốn sách nhưng tâm trí thì vẫn đang chu du ở tận đẩu tận đâu...
1/ "Quay lại ngay bây giờ”
Phương pháp này nghe tưởng chừng đơn giản nhưng thực ra lại là cách khá hữu hiệu.
Khi bạn nhận thấy rằng những gì bạn đang nghĩ bị phân tán, hãy nói với chính mình: “Quay lại ngay bây giờ”. Rồi nhẹ nhàng kéo sự chú ý của mình về với vấn đề bạn đang suy nghĩ.
Chẳng hạn như: Bạn đang học và bạn chợt nhớ tới một buổi hò hẹn, hay là bạn nhớ ra rằng mình đang đói hãy nói với chính mình: “Quay lại ngay bây giờ”
Quay trở lại với công việc bạn đang làm và tập trung vào công việc đó lâu nhất có thể. Khi bạn lại cảm thấy mất tập trung, hãy nhắc lại: ”Quay lại ngay bây giờ”. Rồi lại một lần nữa nhẹ nhàng kéo sự chú ý của mình về với vấn đề bạn đang suy nghĩ.
Hãy cố gắng rèn luyện lặp đi lặp lại. Bạn sẽ đạt được hiệu quả! Thay vì cố gắng để xua đuổi ý nghĩ về một cái gì đó, hãy chỉ đơn giản “quay lại” nghĩ về việc bạn đang làm.
Bạn có thể tập làm việc này cả trăm lần trong một tuần. Và cuối cùng bạn sẽ nhận ra rằng, bạn càng ít bị mất tập trung hơn sau mỗi tuần. Vì vậy hãy kiên trì. Bạn sẽ nhận thấy những tiến bộ rõ rệt.
Đừng đòi hỏi quá nhiều ở bản thân mà hãy cứ thoải mái trong tập luyện. Việc đó đã là quá đủ để chứng minh rằng bạn đang cố gắng, và rằng bạn đang đi đúng hướng. Sau những lần thành công và dĩ nhiên là cả thất bại, rốt cuộc thì việc luyện tập của bạn cũng sẽ đạt được kết quả.
2/ “Những khoảng thờì gian để suy nghĩ”
Khoa học đã chứng minh những người dành ra một khoảng thời gian xác định để suy nghĩ thì những lo âu trong đầu sẽ giảm được tới 35% sau 4 tuần. Cho nên, mỗi ngày hãy dành ra một khoảng thời gian nhất định để nghĩ về những điều cứ vấn vương trong đầu bạn và chen ngang vào những khi bạn cần tập trung.
Khi bạn nhận thấy mình bị phân tán vì những suy nghĩ đó, hãy tự nhắc nhở rằng bạn sẽ dành một khoảng thời gian riêng để lo nghĩ về nó sau khi đã hoàn tất công việc hiện tại. Và rồi sau đó, hãy giữ đúng hẹn, để lo nghĩ về những vấn đề vẫn hay làm bạn sao nhãng.
3/ “Tận dụng một cách đúng đắn năng lượng của bạn”
Bạn cảm thấy sung sức nhất khi nào? Bạn cảm thấy trùng xuống nhất là lúc nào? Hãy học những môn học hoặc làm những việc mà theo bạn là khó vào những lúc bạn thấy khỏe khoắn nhất. Còn vào những lúc bạn trùng xuống? Hãy học những môn học hoặc làm những việc thấy hứng thú nhất vào lúc đó.
Phần lớn học sinh, sinh viên thường hoãn những môn khó học nhất tới tận chiều muộn, hoặc công chức thì hoãn những việc khó đến cuối ngày. Lúc đó thì khó ai có thể tập trung được sau một ngày dài. Hãy làm ngược lại quy trình đó. Dành khoảng thời gian sung sức nhất của bạn để giải quyết những vấn đề khó nhất, và dành những việc dễ dàng thú vị cho những lúc bạn trùng xuống. Chỉ riêng việc thực hiện “đúng giờ đúng việc” như thế cũng đã giúp bạn tập trung hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét