Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

GS Phan Văn Trường chỉ ra sai lầm quản trị của các tập đoàn lớn tại VN

 GS Phan Văn Trường chỉ ra sai lầm quản trị của các tập đoàn lớn tại VN


Có tập đoàn địa ốc quy mô lớn tạo ra ganh đua không lành mạnh trong nội bộ, còn một tổng công ty nhà nước muốn quốc tế hóa khi chưa đủ lực. Đó nhận định của GS Phan Văn Trường.


Cuối tuần qua, cuốn sách mới Một đời quản trị của GS Phan Văn Trường ra mắt tại TP.HCM. Sách do NXB Trẻ ấn hành, tiếp nối cuốn sách về kinh doanh và quản trị trước đó của cùng tác giả là Một đời thương thuyết.


Một đời quản trị không chỉ viết về nghệ thuật quản trị, một chủ đề vẫn chưa được bàn thấu đáo ở Việt Nam, mà còn là câu chuyện cuộc đời của GS Phan Văn Trường, một người Việt tài danh trên trường quốc tế.


Những sai lầm quản trị

GS Phan Văn Trường nổi tiếng với khả năng thuyết giảng dễ hiểu và gần gũi về các vấn đề chuyên môn phức tạp với số đông công chúng. Trước câu hỏi về khả năng quản trị của các tập đoàn hàng đầu trong nền kinh tế Việt Nam, GS nói: "Tôi cần xin lỗi trước các lãnh đạo những tập đoàn này vì dù sao họ đã dẫn dắt nền kinh tế của chúng ta được như ngày hôm nay".


Cách dùng từ của GS Phan Văn Trường khá mạnh mẽ nhưng ông góp ý với thái độ chừng mực, hiểu biết. Ông lý giải: "Nhân viên không thể nào chịu nổi sự ganh đua đó, họ sẽ cảm thấy tủi nhục và bị lãnh đạo nghi ngờ sự cố gắng của mình".


GS Phan Văn Trường cũng từng trò chuyện với ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc tập đoàn Viettel. Ông được ông Hùng chia sẻ về khát vọng "quốc tế hóa" tập đoàn viễn thông này.


"Quốc tế hóa không phải chỉ là nói tiếng Anh. Khi đưa nhân viên ra nước ngoài để quốc tế hóa, người lãnh đạo phải biết liệu nhân viên của mình sang nước ngoài sống để làm việc thì có thể quen với tập quán ở đó không. 60-70% người Việt Nam cứ 3 ngày thiếu nước mắm là không sống nổi rồi", GS phân tích.


Theo GS, vấn đề lớn nhất khi tập đoàn Viettel muốn quốc tế hóa chính là nhân lực. Mà con người là yếu tố quan trọng nhất trong quản trị. Tập đoàn này từng gửi nhân viên đến Mozambique 1 năm để làm việc. Nhân viên phải sống xa gia đình vì vợ con họ không thể sang cùng: vợ không có việc làm còn con khó tìm trường học.


Muốn làm việc, nhân viên phải chấp nhận sống xa gia đình một năm. Ở những trường hợp như vậy, nhân viên khó công tác hiệu quả.


Một trường hợp khác mà GS Phan Văn Trường có trải nghiệm trực tiếp vì ông từng ở trong hàng ngũ lãnh đạo, đó là Tân Hiệp Phát. Ông kể, trong một lần tìm kiếm giám đốc tài chính, tập đoàn này đã họp rất kỹ để vạch ra một ma trận những tiêu chí của vị trí này.


Sau đó, họ tuyển được một giám đốc tài chính xuất sắc từ Mỹ về. Nhưng vấn đề là, chỉ 6 tháng sau, vị giám đốc tài chính mới cũng nộp đơn từ chức. Lý do nằm ở đâu? Khi GS Trường hỏi kỹ, câu trả lời là: "Tất cả những hóa đơn từ 100.000 đồng trở lên chỉ có một người duy nhất được ký, là Trần Quý Thanh (nhà sáng lập tập đoàn Tân Hiệp Phát - PV)".


Và như vậy, số hóa đơn mà ông chủ tập đoàn cần ký mỗi ngày cao đến... một thước. Vị giám đốc tài chính đẳng cấp thế giới với khoản tiền lương khủng, được mời về với rất nhiều kỳ vọng, cuối cùng lại không có thực quyền và chỉ còn cách từ chức.


Những câu chuyện thực tế như vậy, GS Phan Văn Trường chọn không đưa vào sách, nhưng ông thẳng thắn phân tích khi giảng dạy hoặc diễn thuyết công cộng, vì cho rằng những kinh nghiệm đó rất cần thiết với sinh viên - các nhà quản trị tương lai của đất nước.

Theo: zingnews

0 nhận xét:

Đăng nhận xét