Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2020

Lương chỉ 1 đô-la mỗi năm có thực sự là người nghèo?

 Nếu thường hay đọc báo về tài chính nước ngoài, bạn sẽ thỉnh thoảng bắt gặp những mẩu tin nói về công việc của các CEO tập đoàn lớn, chẳng hạn: CEO của Apple, CEO của Google nhận mức lương 1 đô-la. Có thể bạn sẽ thấy bất ngờ với điều đó, và càng bất ngờ hơn nữa nếu biết rằng đó không phải là mức lương hàng tháng, mà là mức lương hàng năm. Vậy tại sao những người này lại chấp nhận mức lương thấp như vậy?

Thật ra, khi đạt đến đẳng cấp chấp nhận lương 1 đô-la thì họ đã rất giàu rồi. Bởi vì đã có rất nhiều tiền nên họ không cần lương nữa, thay vào đó, họ nhận một thứ khác. Đó là cổ phần công ty. Và cổ phần so với lương thì có thể mang giá trị cao hơn rất nhiều giúp gia tăng thu nhập của họ đáng kể.

Giả sử một CEO ở Việt Nam có mức lương là 150 triệu/tháng. Người này có thể có 2 lựa chọn: nhận 100% tiền lương, hoặc, nhận 50 triệu/tháng và phần còn lại nhận bằng cổ phần. Nếu là một người CEO thông minh và có tư duy của người giàu – một CEO đúng nghĩa, người này sẽ chọn phương án thứ hai và nỗ lực đưa công ty trở nên thành công hơn.

Chúng ta hãy làm thử phép tính. Giả sử sau 10 năm, người CEO làm công ty tăng giá trị gấp 10 lần – một mục tiêu khả thi. Vậy thì sau 10 năm, vì giá trị công ty tăng gấp 10 lần nên giá trị cổ phiếu họ nắm giữ cũng tăng gấp 10 lần. Ta xét mỗi tháng họ đều nhận số cổ phần có giá trị là 100 triệu, vậy thì sau 10 năm, mỗi lượng cổ phần trị giá 100 triệu đó sẽ có giá trị là 1 tỷ. Vậy thì trong suốt 10 năm qua, người CEO này chưa bao giờ nhận lương 150 triệu/tháng, mà với khoản đầu tư của mình, thu nhập hàng tháng của họ là 1 tỷ 50 triệu/tháng, trong đó 50 triệu là khoảng tiền trang trải cuộc sống, và 100 triệu là khoản đầu tư.

Vì vậy có thể thấy rằng, những CEO càng thành công và càng giàu có bao nhiêu thì càng nhất định không nhận lương bằng tiền. Chẳng hạn như CEO Elon Musk của công ty công nghệ hàng đầu thế giới, Tesla. Musk được ví von như Iron Man bước ra ngoài đời thực. Ông nhận lương 1 đô-la/năm, nhưng bạn có biết số cổ phần ông nhận được hàng năm là bao nhiêu không? Con số đó là 2 tỷ…đô-la. Quả là một sự thật đầy ngược ngạo khi nói rằng một người có tỷ lệ thu nhập lệ thuộc vào lương càng thấp bao nhiêu thì càng giàu có bấy nhiêu.

Sự khác biệt về tư duy giữa người giàu và người nghèo là như thế. Ngay từ khi còn ở vị trí nhân viên, họ cũng không làm việc như những người làm thuê, mà vẫn luôn khát khao làm chủ. Trong cuộc sống, để làm chủ, tự kinh doanh là một cách nhưng đó cũng là phương pháp rủi ro nhất, vì bạn có thể phải một mức học phí đắt đỏ cho trường đời, không tính bằng triệu mà tính bằng tỷ. Tuy nhiên, có một cách thứ hai để được làm chủ mà không cần phải chấp nhận rủi ro, đó là nỗ lực và cống hiến cho những dự án mới của công ty và đóng góp cổ phần vào đó. Bằng cách đó, họ vẫn là những người làm chủ công ty chứ không phải người làm thuê bình thường. Đây là điều đáng được khuyến khích.

Người có tư duy thành công là người biết đầu tư và phải có tư duy làm chủ. Điều đó không có nghĩa là tất cả mọi người đều phải tách ra và mở công ty một thành viên của riêng mình, vì như thế thì sẽ không có công ty nào thành công cả. Để một công ty thành công, chúng ta cần làm việc cùng nhau. Nếu ai cũng tự mở công ty thì sẽ không có công ty nào là lớn mạnh và chúng ta không thể cạnh tranh với những tập đoàn lớn ở nước ngoài. Vì vậy chúng ta cần sức mạnh của tập thể, chúng ta trở thành cổ đông, tham gia cổ phần vào một công ty nào đó, để vừa có được sự sở hữu, vừa có được sức mạnh của tập thể. Đó là cách mà người giàu tạo nên phần lớn thu nhập của họ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét