Thứ Ba, 22 tháng 12, 2020

BÍ MẬT CỦA NHỮNG NGƯỜI NÓI LUÔN CÓ VẠN NGƯỜI MUỐN NGHE

 BÍ MẬT CỦA NHỮNG NGƯỜI NÓI LUÔN CÓ VẠN NGƯỜI MUỐN NGHE

Nếu có một thứ nhạc cụ mà hầu hết con người chúng ta đều chơi thì đó chính là giọng nói. Đó hẳn là âm thanh quyền năng nhất trên thế giới này, có thể gây bùng nổ chiến tranh, mặt khác lại khiến cho ai đó hạnh phúc chỉ với 3 từ như "Anh yêu em!".
Nhưng có một thực tế dễ thấy, rằng nhiều người trải qua tình huống "kẻ nói mà chẳng có người nghe". Vì sao lại thế? Làm thế nào để tiếng nói có sức nặng hay thậm chí tạo ra những thay đổi trong thế giới xung quanh bạn?
7 tật xấu lớn nhất cần loại bỏ ngay lập tức
Thứ nhất là nói xấu người vắng mặt. Dù là chốn công sở hay trường học, việc ngồi lê đôi mách chẳng mang lại điều gì tốt đẹp. Lời đồn lan truyền cùng những biến thể của nó sẽ khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn và chính bạn sẽ trở thành vấn đề được bàn tán tiếp theo.
Thứ hai, sự phán xét. Thật khó để lắng nghe ai đó khi biết người ta đang phán xét và chê bai mình là thiếu năng lực.
Thứ ba, sự tiêu cực. "Bạn có thể mắc phải tật này. Mẹ tôi, trong các năm cuối đời, trở nên rất tiêu cực, nên nói cũng khó nghe." - Julian chia sẻ - "Tôi nhớ có ngày tôi bảo bà: "Hôm nay là Quốc tế Người cao tuổi", bà đáp, "Mẹ biết, điều đó không khủng khiếp sao?". Thật khó để lắng nghe những điều tiêu cực như thế!"
Một dạng khác của tiêu cực, là sự than phiền. Chúng ta than về mọi điều, từ thời tiết, thể thao đến chính trị hay thậm chí là chính mình. Nhưng than thở là nỗi khổ, có tính lan truyền. Nó không toả nắng và không khiến chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
Một tật xấu nữa cần loại bỏ ngay chính là sự biện hộ. Học sinh giải thích cho kết quả học tập yếu kém là do môn học khô khan, giáo viên giảng bài thiếu thu hút. Nhân viên đi làm muộn đổ lỗi cho thời tiết, tắc đường,… Sẽ thật khó để lắng nghe và thấu cảm cho những ai luôn đổ lỗi cho ngoại cảnh hay người khác, trốn tránh trách nhiệm.
Điều thứ sáu chính là sự phóng đại, khoa trương. Đặc biệt là khi thói khoa trường trở thành bịa đặt thì chẳng ai còn muốn tin tưởng và lắng nghe bạn nữa.
Cuối cùng, nhớ đừng trở thành kẻ giáo điều, nhầm lẫn giữa thực tế và quan điểm. Khi hai yếu tố này cùng kết hợp với nhau, những gì bạn nghe được chỉ như gió thổi. Họ công kích bạn bằng ý kiến mặc định của bản thân, thật khó mà nghe cho nổi!
Làm cho lời nói có sức nặng với nguyên tắc "HAIL"
Chỉ tránh 7 lỗi trên cũng chưa đủ để khiến người khác lắng nghe bạn. Julian Treasure đã đưa ra 4 "trụ cột" mà chúng ta cần có, nếu muốn lời nói của mình có sức mạnh làm thế giới đổi thay. Đó là "HAIL"!
H (Honest): Sự trung thực. Dĩ nhiên rồi, hãy nói thật, nói thẳng và rõ!
A (Authentic): Sự xác thực. Nhỡ, hãy chính là bạn, nói những gì bạn tin là thật!
I (Integrity): Sự chính trực. Hãy là những gì bạn nói, sống theo điều bạn nói, và trở thành người đáng tin.
L (Love): Tình yêu thương. Đó không phải tình yêu đôi lứa, mà là cầu chúc an lành cho người khác.
Nếu bạn chưa có được sự yêu thích lắng nghe từ người đối diện thì cũng đừng lo lắng, các chuyên gia sẽ giúp đỡ bạn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét