BIẾN ĐAM MÊ THÀNH NGHỀ NGHIỆP CỦA BẠN
Cố gắng tìm một lý do để thức dậy vào buổi sáng? Luôn cố ngủ tiếp cho dù bạn đang muộn giờ? Mặc những bộ trang phục giống nhau? Không buồn đuổi theo xe bus hay tàu điện ngầm, mà thay vào đó là chấp nhận đi làm muộn? Bạn có thấy những điều đó quen thuộc với chính bạn hay với những người quen của bạn? Tất cả những điều đó là triệu chứng phổ biến thể hiện sự mệt mỏi của bạn khi làm việc.
Bạn làm việc không phải vì bạn yêu thích, mà vì bạn cần tiền để trang trải cho cuộc sống, để trả hóa đơn hàng tháng. Không chỉ một tháng hay nhiều năm vào công việc, bạn phải thừa nhận rằng bạn đã đánh mất cảm giác yêu thích, hướng đi và nghiêm trọng hơn, bạn không biết phải làm gì. Không chỉ có một mình bạn gặp phải tình trạng như vậy. Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng hơn 87% lực lượng lao động hiện nay không đóng góp tiềm năng của mình vì họ không có đam mê với công việc của mình. Tình trạng này phải chấm dứt.. ngay lập tức! Giờ là lúc tìm ra điều bạn thực sự đam mê và chuyển niềm đam mê đó vào công việc của bạn. Chúng tôi ở đây để giúp bạn thoát ra được tình trạng đó với 6 bước đơn giản sau:
1. KHÁM PHÁ
Bạn quan tâm đến điều gì? Bạn hào hứng với điều gì? Quan trọng nhất, niềm đam mê của bạn là gì? Nó nên là điều bạn yêu thích và là cái điều bạn nổi trội một cách tự nhiên. Có thể sở thích của bạn là vẽ phác họa nhưng không có nghĩa bạn nên coi nó như nghề nghiệp của mình. Một số điều liên quan như thiết kế đồ họa sử dụng khía cạnh tương tự với phác họa bạn có thể kết hợp.
2. NHU CẦU
Vì vậy bạn đã khám phá ra niềm đam mê của bạn là gì và bây giờ là lúc đưa niềm đam mê của bạn ra thị trường. Điều quan trọng là bạn xác định mức độ của nhu cầu đối với các kỹ năng của bạn và chọn một lĩnh vực. Một nguy cơ rất lớn chỉ ra sẽ theo đuổi sự nghiệp với hoặc là một nhu cầu thấp hoặc là một điều gì đó với nhiều đối thủ cạnh tranh. Dù thế nào, bạn cũng không nên bị nản lòng vì điều đó, mà thực sự quan trọng để xem xét. Nếu bạn tự tin vào kỹ năng của mình, rất có thể bạn tự thiết lập cho mình và cạnh tranh miễn là bạn có một chiến lược tiếp thị mạnh mẽ.
3. NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu điều mang đến sự khởi đầu sự nghiệp của bạn trong lĩnh vực đặc biệt bạn đã chọn. Thậm chí có thể bạn cần quay lại trường học để được chứng nhận hoặc được huấn luyện đặc biệt. Nếu bạn bắt đầu việc kinh doanh riêng ,việc thuê nhân viên hay thu hút tài trợ sẽ rất cần thiết. Tốt hơn là đưa tất cả những điều đó ra khỏi con đường đúng lúc bắt đầu hơn là để chúng cứ ám ảnh bạn sau này. Cách nhanh nhất để nắm bắt thông tin là học hỏi từ các doanh nghiệp tương tự . Tìm hiểu những điều họ đã làm để thành công và đi theo con đường của họ, đặc biệt nếu bạn chọn kinh doanh trong thị trường ngách.
4. LẬP KẾ HOẠCH
Nếu bạn không có kế hoạch, thì tức là bạn đang lập kế hoạch để thất bại. Để chuyển niềm đam mê của bạn vào công việc thực tế, bạn phải lập ra một kế hoạch chi tiết. Trả lời câu hỏi 5 WH: Where, When, Who, What, Why ( ở đâu, khi nào, ai, cái gì, tại sao) và câu hỏi quan trọng nhất là How ( như thế nào). Bạn cần bao nhiêu trước khi bạn bắt đầu công việc mới của mình? Không phải tất cả các kế hoạch đều thành công. Tất cả chúng đều có thể gặp rủi ro và sai sót vì vậy một kế hoạch dự phòng trong trường hợp kế hoạch A không hoạt động sẽ là một điều khôn ngoan để xem xét.
5. ĐIỀU KIỆN
Bạn giỏi trong lĩnh vực mà bạn đam mê nhưng bạn không đáng tin cậy để .. Để được công nhận một cách nghiêm túc, bạn phải trở thành một chuyên gia. Có tài năng không đủ để tuyên bố rằng bạn là một chuyên gia nên có được sự đào tạo cần thiết để trở nên phù hợp với thị trường. Bạn có thể làm điều này đồng thời khi bạn làm công việc thường ngày của mình. Hãy tham gia lớp học online, tham dự một vài khóa học buổi tối hay có thể dành ra vài ngày để học một khóa đào tạo chuyên sâu hay chương trình thực tập. Luôn nhớ rằng, bạn học càng nhiều, thì bạn sẽ càng tạo ra càng nhiều giá trị, càng kiếm được nhiều tiền hơn.
6. LINH HOẠT
Hành trình của bạn sẽ không luôn suôn sẻ. Điều quan trọng là hãy dự tính về những rủi ro có thể xẩy ra trong suốt cuộc hành trình đó. Tìm kiếm những lời khuyên của các chuyên gia bất cứ lúc nào bạn có thể và những lời phê bình mang tính xây dựng vì chúng có thể làm bạn sáng tỏ những điều bạn đã bỏ lỡ. Một điều cũng quan trọng nữa là xung quanh bạn cần có những người cùng chí hướng giúp bạn với những quyết định quan trọng đó. Không ai có thể một mình tạo nên thành công. Tất cả những điều này yêu cầu nhiều động lực và hiểu biết. Thực sự không dễ dàng chuyển niềm đam mê của bạn vào công việc, nhưng xin nhắc lại không có điều gì đáng giá mà dễ dàng cả. Bắt đầu với những bước đầu tiên và khi bạn cảm thấy thoải mái, hãy tiến lên bước thứ hai. Cuối cùng bạn cũng sẽ tiến gần hơn với đích của mình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét