MA THUẬT CỦA TƯ DUY ĐẢO: TẦM NHÌN VÀ TƯ DUY MỞ RA GẤP BỘI
6 mẩu chuyện nhỏ hài hước về 'Tư duy đảo', đọc xong tầm nhìn và tư duy mở ra gấp bội
Tư duy đảo ngược là cách suy nghĩ ngược lại về những điều và quan điểm phổ biến và có vẻ như đã trở thành kết luận. Đôi khi, có những việc mà chúng ta có nghĩ thể nào cũng không thông, nhưng khi đổi góc độ, phương thức đi tư duy, lại thường ra được vấn đề, thu hoạch được những bất ngờ ngoài ý muốn.
1. Đồng nghiệp và cô con cái 6 tuổi của cô ấy.
Con gái: Mẹ ơi, mẹ thật là rảnh rỗi, mẹ chẳng cần làm bài tập về nhà.
Đồng nghiệp: Thế để mẹ làm bài tập giúp con rồi con kiểm tra nhé?
Cô con gái vui mừng nhảy cẫng lên.
Đồng nghiệp làm xong "bài tập" đưa cho con gái kiểm tra, cô con gái nghiêm túc kiểm tra, liệt kê ra những câu sai cho mẹ, rồi nghiêm túc giảng giải cho mẹ vì sao mẹ lại làm sai, làm như nào mới đúng, nhưng cô bé không biết vì sao mẹ làm câu nào cũng sai hết!
2. Nhà đầu tư người Mỹ Charlie Munger hiện là chuyên gia tư vấn đầu tư và đối tác thân thiết và ăn ý nhất của Buffett.
Có người hỏi Munger: Làm sao để tìm được một người bạn đời ưu tú?
Munger đáp: "Trước tiên bạn phải trở thành một người ưu tú đã, bởi lẽ người bạn đời giỏi giang tuyệt đối không phải kẻ ngốc."
Thực tế đúng là như vậy, bạn phải "kinh doanh" mình sao cho xứng với đối phương, chim khôn còn biết chọn cành cây để làm tổ.
Phương thức tư duy đảo giúp chúng ta hiểu ra được rất nhiều điều, càng giúp chúng ta tìm ra được căn nguyên của vấn đề và phương pháp giải quyết triệt để nhất.
3. Tích truyện "Tư Mã Quang đập vỡ chum" là một tích truyện vô cùng nổi tiếng của Trung Quốc. Câu chuyện nói về một sự việc xảy ra thuở ông còn nhỏ. Khi ấy, Tư Mã Quang cùng bạn bè nô đùa, chơi trò chơi "trốn tìm" trong vườn hoa, mỗi người chạy một ngả để tìm chỗ trốn. Lúc đó, có một bạn nhỏ đã nhảy vào chum nước để trốn mà không hề biết trong chum chứa đầy nước. Cậu bé bị sặc nước và kêu la thất thanh, các bé chơi cùng vô cùng hoảng sợ, lo lắng nhưng không biết làm gì để cứu, duy chỉ có Tư Mã Quang là bình tĩnh suy nghĩ, cậu lấy đá đập chum nước để nước chảy hết ra, và cậu bé kia đã được cứu.
Nếu có người rơi xuống nước, tư duy thông thường của chúng ta sẽ nghĩ ngay tới việc "cứu người ra khỏi nước", nhưng Tư Mã Quang khi đối mặt với tình huống cấp bách, vận dụng tư duy ngược, cậu dứt khoát dùng hòn đá đập vỡ chum nước, "để nước ra khỏi người", cứu sống sinh mạng của cậu bé kia.
4. Một thanh niên đứng trên sân thượng nói muốn tự tử, rất nhiều người vây quanh quan sát sự việc.
Khi cảnh sát tới hỏi nguyên nhân, cậu thanh niên nói rằng cô bạn gái yêu suốt 8 năm đã bỏ cậu chạy theo đại gia, ngày mai cô ấy kết hôn rồi, cậu cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa gì nữa.
Một cụ già đứng ở bên nói: "Ngủ với vợ người ta suốt 8 năm rồi mà cậu vẫn còn mặt mũi đứng ở đây mà đòi tự sát à?"
Cậu thanh niên nghĩ một lúc, cũng đúng, cười một cái, không còn ý định tự sát nữa, cậu đi xuống lầu.
Thực ra có rất nhiều chuyện trong cuộc sống, nó gay go tới nỗi khiến chúng ta tưởng là không còn nước để cứu chữa nữa, nhưng nếu dùng tư duy đảo để nghĩ một chút, bạn sẽ nhận ra thực ra nó cũng chẳng khó khăn tới như vậy! Đổi góc độ suy nghĩ vấn đề, mọi thứ có thể rõ ràng và tươi sáng hơn rất nhiều.
5. Rất nhiều khi, dùng tư duy đảo để biểu đạt cùng một câu nói lại có thể cho ra hai ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Cùng cảm nhận một chút sức hút ma thuật của tư duy đảo:
Thông thường mà nói: một sinh việc đại học, ban ngày đi học, bạn đêm làm việc trong quán bar.
Tư duy ngược: một cô gái làm việc trong quán bar, ban đêm làm việc phục vụ người khác, ban ngày vẫn kiên trì đi học.
Câu thứ nhất, thông tin được biểu đạt có phần tiêu cực, nhưng sang câu thứ 2, ý nghĩa mà nói biểu đạt lại vô cùng lạc quan và tích cực.
6. Một thương nhân vay của Hassan 2000 đô, và viết cả giấy nợ. Khi gần tới ngày trả nợ, Hassan bỗng nhiên phát hiện giấy nợ bị mất, việc này khiến ông vô cùng bồn chồn.
Bởi lẽ ông biết, mất giấy nợ, người vay nhất định sẽ không chịu trả nợ đúng hạn. Bạn của Hassan sau khi biết chuyện này đã nói với ông rằng hãy viết thư gửi cho người thương nhân, nói với anh ta rằng đến thời hạn thì phải trả 2500 đô mà anh ta đã vay.
Hassan nghe xong không hiểu, ngờ hoặc: "Tôi mất giấy nợ rồi, giờ 2000 còn không biết có đòi được không, làm sao mà lại bảo anh ta trả 2500 được?"
Bạn của Hassan nói ông cứ làm theo mình, nhất định sẽ có hiệu quả.
Sau khi thư được gửi đi, Hassan rất nhanh nhận được thư phản hồi, người thương nhân vay tiền viết trong thư rằng: "Tôi vay Ngài 2000 đô chứ không phải 2500 đô, tới khi đó nhất định sẽ trả Ngài."
Đây chính là tư duy đảo, tư duy đảo ngược giống như một công cụ vậy, khi được sử dụng tốt, nó sẽ mở ra cánh cửa đến một thế giới mới.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét