KHÔN LỎI CHẲNG BẰNG CHÂN THÀNH
4 điều nên nhớ về đối nhân xử thế nếu muốn sống tốt ở đời
Trong cuộc sống, quan trọng nhất là biết cách đối nhân xử thế, bởi khôn lỏi chẳng bằng chân thành, làm người có 4 điều nên nhớ nếu muốn sống tốt ở đời.
Sống trên đời, tiền bạc không phải là thứ quan trọng, mà quan trọng nhất là biết cách đối nhân xử thế. Khéo quá hóa dở, khôn lỏi chẳng bằng chân thành, làm người có 4 điều nên nhớ nếu muốn sống tốt ở đời. Sống tốt là một phẩm hạnh đáng quý, người sống tử tế chắc chắn sẽ có những bước tiến vững vàng, càng đi sẽ càng tiến xa.
Không lợi dụng người khác
Chuyện kể rằng, thời Xuân Thu, có một người tên là Dương Hổ, vì muốn được bái kiến và hỏi chuyện Khổng Tử nên đã tìm cách biếu ông một con lợn quay trong khi Khổng Tử không có nhà. Sau khi biết chuyện, Khổng Tử liền lập tức trả lại.
Bài học từ cách đối nhân xử thế của Khổng Tử là, ông không thiên vị, cũng không vì danh tiếng của mình mà lợi dụng người khác. Người sống tử tế sẽ không màng danh lợi, không vì được biếu tặng quà cáp mà thiên vị người này, người kia. Dù rơi vào hoàn cảnh nào, họ cũng đều tìm cách sống trong sạch, không màng danh lợi, tiền tài, chỉ muốn có cuộc sống an nhiên, nhẹ nhàng.
Biết nghĩ cho người khác
Có một đôi vợ chồng nọ, anh chồng thì vô cùng thích ăn sầu riêng, còn người vợ thì không thể chịu nổi mùi của nó. Dù vậy, trong suốt 10 năm bên nhau, mỗi khi đến mùa mà thấy có bán sầu riêng ngon, người vợ đều mua về 1 quả cho chồng. Người chồng thấy vậy, mỗi lần ăn đều đem ra ngoài sân ngồi, ăn xong lại nhai kẹo cao su, hoặc đánh răng để bớt mùi rồi mới đi vào nhà. Hai người dù sở thích khác biệt đều biết nghĩ cho nhau như thế, nên dù đã nhiều năm trôi qua, vẫn hạnh phúc, ngọt ngào bên nhau.
Đối nhân xử thế đôi khi chỉ đơn giản là chuyện biết nghĩ cho người khác, biết rằng mỗi người là khác biệt, không buông lời chê bai, trách cứ.
Đối nhân xử thế đôi khi chỉ đơn giản là chuyện biết nghĩ cho người khác, biết rằng mỗi người là khác biệt, không buông lời chê bai, trách cứ. Người tử tế biết đặt mình vào địa vị của người khác, thấu hiểu nỗi khổ của họ mà đối xử rộng lượng, bao dung hơn.
Nhớ ơn báo nghĩa
Hồ Thích là một nhà văn lớn, là cựu giáo sư nổi tiếng tại ĐH Bắc Kinh. Hồi nhỏ, gia đình ông có hứa hôn với gia đình Giang Đông Tú, một người con gái có vóc dáng nhỏ, bó chân, gương mặt không quá xinh đẹp và cũng chẳng biết chữ. Sau đó, Hồ Thích đi du học ở Mỹ, nên lối suy nghĩ của ông rất cởi mở và phóng khoáng.
Dù vậy, năm 1917, sau khi học xong, ông đã trở về quê kết hôn với Giang Đông Tú. Ông kể, bố mất sớm, mọi việc trong nhà đều do mẹ ông quán xuyến, suốt bao năm ông đi học bên Mỹ cũng nhờ mẹ. Vì thế, nghe lời mẹ, sau khi học xong ông đã quay trở lại và thực hiện lời hứa hôn năm nào.
Nhà văn nổi tiếng Hồ Thích và người vợ Giang Đông Tú.
Đáng nói, Giang Đông Tú là một người con dâu tuyệt vời. Dù không biết chữ, nhưng sau khi cưới cố đã nhờ chồng dạy chữ, kiên trì học cho đến khi đọc, viết thành thạo mới thôi. Trước khi làm dâu, cô rất ít khi làm việc nhà, nhưng sau khi về nhà họ Hồ, cô sẵn sàng quán xuyến việc gia đình. Cô chăm sóc mẹ chồng vô cùng cẩn thận, chu đáo, lại giỏi nấu những món ăn quê hương, khiến Hồ Thích từ chán chướng dần cảm động, yêu thương người vợ quê mùa.
Thậm chí, Hồ Thích còn từng nói rằng: "Vợ ra ngoài phải đi theo, vợ ra lệnh phải vâng lời, vợ chẳng bao giờ sai, phải chờ vợ trang điểm, phải dung túng chiều chuộng vợ, phải kiếm tiền để vợ cần là có tiêu". Hồ Thích yêu vợ như vậy, đổi lại Đông Tú cũng vô cùng yêu thương chồng, lo liệu hết việc nhà để chồng thoải mái nghĩ chuyện thơ ca, học hành.
Có thể thấy, Hồ Thích là một người luôn ghi nhớ công ơn của người khác, và sẽ hết lòng báo đáp người đó. Biết mẹ vất vả nuôi mình, dù là người có tư tưởng tiến bộ, ông vẫn về quê nhà thực hiện lời hứa hôn năm nào. Thấy vợ chăm sóc mẹ già chu đáo, quán xuyến mọi việc trong nhà mà không than trách, ông dành hết tình cảm yêu thương cho vợ, dù cô chỉ là người không biết chữ, có bàn chân nhỏ vì theo tục cũ bó chân. Nước sâu tĩnh lẵng, người tử tế tốt lành không bao giờ lấy án báo ân, mà luôn hết mình để báo đáp ơn nghĩa của người khác.
Khoan dung, độ lượng
Trên đời này, không ai là không từng mắc sai lầm, bởi vì chẳng có ai là hoàn hảo cả. Chúng ta phải hiểu rằng, chính nhờ những vấp ngã, sai sót đó mà ta mới biết cách rút kinh nghiệm, mới tự hứa với lòng mình rằng ta sẽ không bao giờ làm chuyện đó nữa.
Người xưa có câu: "Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại".
Người xưa có câu: "Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại". Ta nên học cách tha thứ, khoan dung cho người mắc lỗi, để họ có thể nhận ra sai lầm của mình mà sửa chữa. Đó cũng là cách khuyên nhủ họ từ bỏ lối mòn sai trái, quay trở lại con đường đúng đắn mà làm lại cuộc đời. Người sống tốt sẽ biết dành cho người khác đường lui, không trách cứ họ quá mức, cũng chẳng đẩy họ vào bước đường cùng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét