ĐỘNG CƠ BƯỚC
PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN
Phân loại Động cơ bước
Phân loại theo Rotor của động cơ bước
- Loại 1: Động cơ bước có Rotor được tác động bằng dây quấn hoặc nam châm vĩnh cữu.
- Loại 2: Động cơ bước có Rotor không được tác động nhưng có phần từ cảm ứng, phản kháng – còn gọi là Động cơ bước thay đổi từ trở.
- Loại 3: Động cơ bước có cấu tạo Rotor kết hợp cả 2 loại trên.
Do đó sẽ rất quen thuộc khi các bạn được giới thiệu rằng: Động cơ bước được chia làm 2 loại, đó là loại Động cơ bước nam châm vĩnh cửu và loại Động cơ bước biến từ trở (hoặc kết hợp cả hai gọi là loại Động cơ bước hỗn hợp).
Phân loại theo cực của động cơ bước
- Loại 1: Động cơ bước đơn cực, có thể bao gồm cả Động cơ bước loại nam châm vĩnh cửu hoặc Động cơ bước loại hỗn hợp. Nhưng ở các cuộn dây luôn có đầu trung tâm được nối ra từ chính giữa mỗi cuộn dây.
- Loại 2: Động cơ bước lưỡng cực, có thể bao gồm cả Động cơ bước loại nam châm vĩnh cửu hoặc Động cơ bước loại biến từ trở. Nhưng ở các cuộn dây sẽ không có đầu dây nối ra từ trung tâm.
Phân loại theo số pha của động cơ bước
- Loại 1: Động cơ bước 2 pha, là loại Động cơ bước 4 dây, Động cơ bước 6 dây hoặc Động cơ bước 8 dây.
- Loại 2: Động cơ bước 3 pha, là loại Động cơ bước 3 dây hoặc Động cơ bước 4 dây.
- Loại 3: Động cơ bước 5 pha, là loại Động cơ bước có 5 dây hoặc Động cơ bước 10 dâyBước 2: tìm hiểu các cách điều khiển Động cơ bước từ căn bản đến nâng cao
Phương pháp điều khiển
Khi nói đến cách điều khiển động cơ bước, các bạn sẽ thường nhắc đến cách điều khiển Động cơ bước 6 dây, cách điều khiển Động cơ bước 4 dây hoặc cách điều khiển Động cơ bước 5 dây.
Tuy nhiên, ở đây mình sẽ chia sẻ chi tiết hơn về gốc rễ của điều khiển Động cơ bước ra sao, như thế nào, phương pháp điều khiển gì?
Các bạn có biết mỗi một loại Động cơ bước sẽ có đặc tuyến khác nhau, vì vậy cách điều khiển sẽ khác nhau. Tùy thuộc vào lực kéo (moment) và tốc độ quay yêu cầu mà ta có thể dùng các cách điều khiển sau đây:
- Trường hợp Động cơ bước chỉ cần chạy ở tốc độ thấp: sử dụng phương pháp điều khiển cấp điện áp trực tiếp, chính nội trở cuộn dây của động cơ sẽ tạo ra một dòng điện và giới hạn dòng điện này phụ thuộc vào điện áp cấp trực tiếp cho động cơ bước.
- Trường hợp Động cơ bước chạy ở tốc độ cao: nếu tiếp tục sử dụng phương pháp cấp điện áp trực tiếp thì lực kéo (moment) sẽ bị giảm nghiêm trọng vì đặc tuyến cảm của cuộn dây sẽ kìm hãm khả năng của dòng điện.
Một thực tế ở cách điều khiển Động cơ bước bằng cách cấp điện trực tiếp sẽ làm cho động cơ và mạch điều khiển Động cơ bước rất nóng.
Trường hợp cần cải thiện và nâng cao hiệu suất của động cơ ở tốc độ thấp và cần tăng tốc độ cao thì nên sử dụng phương pháp điều khiển băm xung. Cách điều khiển Động cơ bước dựa vào băm xung nhằm duy trì tần số không đổi, theo nguyên tắc duy trì dòng điện qua các cuộn dây của động cơ không đổi với mọi cấp độ. Cách điều khiển này còn gọi là điều khiển theo dòng điện.
Thực tế điều khiển cho thấy, cách điều khiển Động cơ bước bằng cách băm xung sẽ giúp cho Động cơ bước chạy mạnh hơn, êm hơn, và ít nóng hơn.
---- ---- ----- ----- ---
0 nhận xét:
Đăng nhận xét