Kỹ năng quản trị cảm xúc là gì?
Cảm xúc của mỗi người là hình thức biểu đạt tâm trạng, thái độ của con người đối với một sự vật, hiện tượng nào đó khách quan. Trong cuộc sống, con người thường bị chi phối, ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực nhưng lại muốn hướng đến những cảm xúc tích cực hơn. Hiểu và nắm bắt được cảm xúc của bản thân sẽ giúp bạn có cách thể hiện suy nghĩ với người khác. Nhận diện được cảm xúc hiện tại của chính mình, bạn sẽ điều khiển được cảm xúc theo trị trí, cân nhắc hành vi, lời nói để không mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Quản trị cảm xúc cá nhân tốt giúp con người cư xử đúng mực và giữ gìn các mối quan hệ tốt đẹp.
Làm thế nào để quản trị cảm xúc? Dưới đây là 4 cách giúp bạn quản trị cảm xúc
1. Tự nhận thức bản thân
Để điều tiết và quản lý cảm xúc hiệu quả, bạn cần nhận thức bản thân mình rõ ràng nhất, từ điểm mạnh đến điểm yếu. Hãy lập danh sách đó và gửi cho một vài người bạn thân thiết nhờ họ đánh giá, từ đó, lên kế hoạch khắc phục chúng. Khi đã hiểu rõ bản thân thì trong các trường hợp rắc rối, bạn sẽ nghĩ đến trách nhiệm của bạn thân và tập trung để xử lý chúng thay vì phàn nàn và đổ lỗi cho người khác. Hãy nghĩ tới: “Trong chuyện này, mình cũng có trách nhiệm, mình nên làm như thế này mới đúng… mình cần giúp đỡ mọi người…”.
2. Tập suy nghĩ lạc quan
Trong cuộc sống, ta sẽ không thể biết trước được điều gì sẽ xảy ra để thay đổi. Song, chỉ có một thứ mà ta có thể thay đổi, đó chính là thái độ sống. Đối mặt với mọi việc bằng thái độ lạc quan hay bi quan là lựa chọn của chúng ta. Khi bạn lạc quan, sẽ rất dễ dàng cảm nhận những điều tươi đẹp của cuộc sống hàng ngày. Lạc quan chính là kết quả của một tâm hồn cởi mở, làm một yếu tố quan trọng của việc nâng cao trí tuệ cảm xúc của bạn. Từ đó, nhìn nhận mọi việc bằng thái độ tích cực sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và tìm được nhiều phương pháp để giải quyết hơn.
3. Tập trung vào vấn đề cần giải quyết
Con người không ai hoàn hảo và ai cũng có thể mắc những sai lầm. Cho dù bạn có tức giận, trách mắngnhững lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng không giải quyết được vấn đề. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau trước mắt tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.
4. Chú trọng kỹ năng giao tiếp
Khả năng giao tiếp tốt giúp việc truyền đạt thông tin dễ dàng, mạnh lạc trong khi vẫn tôn trọng ranh giới giữa bạn và những người khác. Điều quan trọng là kĩ năng giao tiếp không chỉ xây dựng bằng lời nói của bạn, mà còn dựa trên sự truyền tải thông tin bằng ngôn ngữ cơ thể.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét