Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

Phân biệt tiếp điểm PNP và NPN (Phần 3)!

 Phân biệt tiếp điểm PNP và NPN (Phần 3)!


3. Kết nối cảm biến PNP và NPN với đầu vào PLC

Từ đặc điểm đầu ra của cảm biến PNP và NPN đã được đề cập trong phần 2, bài viết này sẽ đưa ra sơ đồ đấu nối cảm biến với đầu vào PLC (sử dụng điện áp DC) (Hình 1)


Đối với cảm biến PNP, chân chung của PLC (ví dụ chân 1M, 2M của PLC Siemens, chân S/S của PLC Mitsubishi,...) phải nối với chân (-) của nguồn (0V),còn chân tín hiệu của cảm biến nối với đầu vào của PLC (ví dụ chân I0.0, I0.1,... của PLC Siemens, chân X000, X001,... của PLC Mitsubishi,...).


Đối với cảm biến NPN, chân chung của PLC phải nối với chân (+) của nguồn (24V),còn chân tín hiệu của cảm biến nối với đầu vào của PLC.


4. Khi nào dùng tiếp điểm NPN ?

Trong một số trường hợp chúng ta bắt buộc phải dùng tiếp điểm ngõ ra NPN vì tính an toàn của nó. Tiếp điểm ngõ ra NPN bắt buộc phải dùng khi nó là tín hiệu trong môi trường chống cháy nổ với các chứng chỉ Atex Zone 0 hoặc 1. Do là môi trường chống cháy nổ nên các tiếp điểm thường không được mang điện tích dương vì dể xảy ra cháy – nổ. Chính vì thế tiếp điểm ngõ ra dạng NPN tức là không có áp trện tiếp điểm sẽ hạn chế tối đa khả năng cháy nổ khi sự cố xảy ra . Tất nhiên với tiếp điểm NPN nhưng phải có tiêu chuẩn quốc tế về phòng nổ trong công nghiệp T6 thì mới có khả năng phòng nổ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét