Trong mỗi loại plc thường được tích hợp bộ đếm xung tốc độ cao hsc, vậy chức năng và ứng dụng của nó dùng để làm gì ? Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết như sau.
Bộ đếm xung tốc độ cao HSC của PLC là gì ?
Trong thực tế khi sử dụng plc có một số ứng dụng bắt buộc chúng ta phải đọc một số loại xung ở tốc độ rất cao từ 10kHz hoặc lên tới vài trăm khz và tất nhiên trong plc không phải ngõ vào nào cũng có thể đọc được những loại xung tốc độ cao đó.
Đa số các loại plc thường chỉ tích hợp ngõ vào đọc xung tốc độ cao ở một số chân nhất định và thường được gọi tắt là hsc. Cụm từ HSC là viết tắt của từ high speed counter dịch sang tiếng Việt có nghĩa là bộ đếm xung tốc độ cao.
Khi tham khảo cấu hình của một plc thì ta cũng nên quan tâm xem plc tích hợp bao nhiêu bộ đếm xung tốc độ cao và tần số tối đa của những chân này là bao nhiêu để tránh trường hợp không đủ chân đếm xung tốc độ cao để sử dụng hoặc tần số đếm tối đa không đáp ứng được tốc độ xung cần đếm.
Ứng dụng của bộ đếm xung tốc độ cao HSC này thường dùng:
- Đọc xung A/B từ encoder để tính tốc độ hay vị trí của động cơ 3 pha hay motor servo. Lưu ý bộ đếm xung tốc độ cao chỉ có thể đọc được encoder dạng tương đối incremental.
- Đọc xung từ một số loại cảm biến hồi tiếp xung như cảm biến siêu âm hay laser, hồng ngoại.
- Bộ đếm xung tốc độ cao còn có thể dùng để đọc xung từ cảm biến từ đo tần số của cảm biến.
Cách sử dụng bộ đếm xung HSC của PLC
Mỗi loại plc khác nhau thì sẽ có cách cài đặt và lập trình bộ hsc khác nhau. Các dạng sử dụng có bộ đếm xung tốc độ cao thường được tích hợp các tính năng giống như các tính năng của encoder.
Ví dụ như có các chế độ như đếm xung cạnh lên, đếm xung canh xuống, đếm xung 2 ngõ vào. Đối với các plc có khối hàm hsc thì có thể cài đặt giá trị out ra khi giá trị đếm đạt tới giá trị cài đặt.
Thường thì quy trình sử dụng bộ đếm xung tốc độ cao hsc trên plc thường sẽ có 2 bước:
- Bước 1 cấu hình phần cứng và config ngõ vào input để nhận xung tốc độ cao.
- Bước 2 sẽ là sử dụng câu lệnh hay hàm đếm xung để đọc giá trị xung về.
Đối với một số dòng plc còn tích hợp sẵn khối hàm đọc tốc độ hoặc tần số, các bạn có thể tham khảo thêm trong tài liệu manual của từng hãng plc.
Ngoài ra ta nên sử dụng linh hoạt bằng cách lập trình để dựa vào số xung đếm được để tính toán giá trị số xung trên thời gian để tính được tốc độ để dùng tính toán trong quá trình lập trình plc.
Cách kết nối PLC với encoder
Thường thì để kết nối plc thì bạn cần phải kiểm tra manual đấu dây của cả encoder và PLC. Đầu tiên thì đối với encoder có rất nhiều loại với điện áp khác nhau như 5V, 12-24v và dạng ngõ ra là điện áp, line drive, open colector, totempole( cực thu hở). Đối với loại 5v nếu muốn dùng plc đọc thì bạn cần phải mua mạch đệm điện áp từ 5v lên 24v thì mới kết nối được với plc.
Đối với encoder bạn phải kiểm tra xem encoder của bạn dùng loại ngõ ra điện áp hay cực thu hở để kết nối với plc cho thích hợp. Còn đối với plc bạn phải tra xem chân nào của plc được tích hợp khả năng đọc xung tốc độ cao thì hãy kết nối vào chân đó, ngoài ra các bạn còn tra thêm chế độ sink/source để kết nối encoder vào plc cho đúng nhé. Khi đấu nối giữa plc và encoder các bạn cần phải tham khảo thật kỹ tài liệu của plc và encoder bởi vì nếu đấu nối không đúng có thể gây cháy nổi cả hai thiết bị.
Để kiểm tra kết nối thành công hay chưa bạn có thể viết một chương trình đơn giản, sau đó dùng tay xoay nhẹ encoder xem trạng thái ngõ vào của plc có thay đổi trạng thái hay chưa ? Nếu vẫn chưa kết nối được thì bạn hãy cứ xem kỹ lại manual một lần nữa, nếu cứ đấu đúng theo tài liệu thì chắc chắn sẽ kết nối được.
Lập trình plc đọc encoder
Sau khi đã kết nối được plc với encoder bạn thường phải cài đặt chức năng chân để chân này là chân đọc xung tốc độ cao, ngoài ra các bạn cần cài đặt thêm chế độ đếm của bộ đếm xung như đếm lên hay đếm xuống, đếm từ hai chân xung, đếm cạnh lên hay cạnh xuống. Sau khi đã cài đặt bộ đếm xung được rồi thì bạn dùng một số hàm timer để tính toán ra tốc độ của encoder. Một lưu ý cho các bạn khi lập trình plc với encoder thì sau khi đọc được xung thì bạn nên xoay encoder khoảng 1 vòng để xem kết quả đọc về có đúng hay chưa nhé.
Các bạn nên lưu ý tùy mỗi loại plc thì việc sử dụng bộ đếm tốc độ cao( HSC) rất khác nhau. Chính vì vậy các bạn có thể tham khảo một số ví dụ trong tập lệnh( manual) của nhà sản xuất để cập nhật chi tiết. Nếu trong chương trình cần sử dụng nhiều bộ đếm thì bạn cần phải ưu tiên sử dụng bộ đếm tốc độ cao cho những loại xung có tốc độ lớn, còn những bộ counter thường thì nên dùng để đếm tín hiệu từ cảm biến từ, tiệm cận…
Đối với loại encoder có chân tín hiệu A-B thì các bạn phải dùng bộ đọc xung nhận tín hiệu từ hai kênh, đa số một số dòng plc như Siemens Mitsubishi Omron hay Delta đề có hỗ trợ. Khi sử dụng chế độ này thì khi bằng xoay chiều tới thì bộ đếm xung sẽ đếm lên, nếu xoay chiều phải thì bộ đếm xung sẽ đếm xuống.
Hỗ trợ lập trình plc đọc encoder
Để giúp các bạn lập trình plc đọc encoder một cách nhanh chóng hơn abientan có dịch vụ hỗ trợ trực tiếp đấu dây cũng như kết nối tới một số loại plc để giúp bạn sử dụng encoder trên plc một cách linh hoạt hơn. Các bạn vui lòng báo mã encoder và plc sử dụng để chúng tôi kiểm tra trước xem có thể hỗ trợ được hay không, nếu được chúng tôi sẽ báo giá cụ thể phí dịch vụ để các bạn cân nhắc.
Đối với trường hợp các bạn gặp khó khăn trong việc ứng dụng thực thế của việc đọc xung encoder chúng tôi sẽ tư vấn thêm một số giải pháp phổ biến để cho bạn có thể lập trình plc đọc encoder một cách thuận tiện hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét