Trong quá trình sử dụng, nhất là sau một thời gian dài thì tủ lạnh nhà bạn thường xuất hiện một số vấn đề. Để có thể tự mình kiểm tra, sửa chữa những lỗi đó, trước hết bạn cần phải hiểu rõ cấu tạo và đặc biệt là nguyên lý hoạt động của tủ lạnh. Trong bài viết sau, hãy cùng Nguyễn Kim tìm hiểu nguyên lý hoạt động của tủ lạnh và một số lưu ý để sử dụng tủ lạnh tiết kiệm điện nhé. Đọc bài ngay nào!
1. Cấu tạo cơ bản của tủ lạnh
Trước khi tìm hiểu nguyên lý hoạt động của tủ lạnh, bạn cần hiểu được cấu tạo của thiết bị
Trước khi tìm hiểu nguyên lý hoạt động của tủ lạnh, bạn cần nắm được cấu tạo cơ bản của thiết bị này. Cụ thể, một chiếc tủ lạnh thường sẽ có bộ phận chính sau đây:
- Dàn ngưng (Dàn nóng): là thiết bị trao đổi nhiệt giữa môi chất lạnh ngưng tụ (gas lạnh) và môi trường làm mát (nước hoặc không khí) có nhiệm vụ chính là thải nhiệt của môi chất ngưng tụ ra môi trường. Dàn ngưng thường được làm từ chất liệu đồng, sắt và có cánh tản nhiệt. Đầu vào của dàn ngưng được lắp vào đầu đẩy của máy nén, đầu ra được lắp vào phin sấy lọc và nối với ống mao.
- Máy nén (còn gọi là Block): Máy nén là thiết bị không thể thiếu trong nguyên lý hoạt động của tủ lạnh. Block có nhiệm vụ nén khí gas lạnh thành thể lỏng với nhiệt độ rất cao và đẩy vào dàn ngưng để làm mát. Hầu hết máy lạnh hiện nay sử dụng máy nén một hoặc hai pittong.
Tham khảo thêm tủ lạnh được tích hợp máy nén inverter.
- Chất làm lạnh: Đây là chất lỏng dễ bay hơi với nhiệm vụ tạo nhiệt độ lạnh, thường là khí amoniac tinh khiết có nhiệt độ bay hơi khoảng -27 độ C.
- Dàn bay hơi (Dàn lạnh): Đây là thiết bị có nhiệm vụ là thu nhiệt của môi trường lạnh cấp cho gas lạnh. Dàn bay hơi được lắp sau ống mao trước máy nén trong hệ thống lạnh.
- Quạt dàn lạnh: Trong hệ thống nguyên lý hoạt động của tủ lạnh, quạt dàn lạnh (hoạt động đồng thời với máy nén) có nhiệm vụ thổi không khí đi xuyên qua dàn lạnh để tăng hiệu quả hấp thụ nhiệt trên dàn lạnh. Đồng thời, quạt còn đưa khí lạnh đi khắp các ngăn của tủ lạnh.
- Bộ phận xả đá: Xả đá gồm có 1 thanh nhiệt điện trở, 1 bộ timer điều khiển và 1 rơ le nhiệt. Bộ phận này có tác dụng làm giảm hiện tượng đóng băng tuyết trên dàn lạnh.
- Quạt dàn nóng: Quạt dàn nóng giúp cho dàn nóng thải nhiệt ra bên ngoài môi trường tốt hơn.
- Van tiết lưu: Van tiết lưu nằm ở giữa dàn nóng và dàn lạnh với nhiệm vụ hạ áp suất cho môi chất làm lạnh khi chuyển gas lạnh từ thể lỏng sang thể khí.
- Mạch điều khiển: Là bộ phận trung tâm trong nguyên lý hoạt động của tủ lạnh với nhiệm vụ điều khiển toàn bộ quá trình hoạt động của các bộ phận trong tủ lạnh.
- Đường ống dẫn gas: Ống dẫn gas có nhiệm vụ chính là đưa khí gas tới các bộ phận trong tủ lạnh. Thường được làm từ các kim loại dễ uốn, dễ hàn, bền như đồng.
Tham khảo thêm chi tiết về sơ đồ tủ lạnh.
2. Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh
Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh gồm 4 giai đoạn
Từ những phân tích kể trên, có thể thấy tủ lạnh có nhiều bộ phận cấu thành khác nhau với cơ chế hoạt động phức tạp. Bên cạnh đó, nhiều thương hiệu điện lạnh còn cho ra đời đời các sản phẩm với công nghệ hiện đại cùng nhiều chức năng tiên tiến. Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh thường gồm qua 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Nén khí gas (môi chất lạnh) tại máy nén
Ở giai đoạn này, bộ phận máy nén của tủ lạnh sẽ nén khí gas làm nhiệt độ và áp suất của khí gas tăng lên (khí gas vẫn đang ở thể khí)
Giai đoạn 2: Ngưng tụ tại dàn nóng
Sau khi đi qua máy nén, khí gas với áp suất và nhiệt độ cao sẽ được đẩy tới dàn nóng. Tại đây, khí gas được làm mát và ngưng tụ thành chất lỏng với áp suất cao và nhiệt độ thấp. Đây là quá trình tỏa nhiệt để ngưng tụ nên nếu sờ tay vào bên hông tủ lạnh (nơi đặt dàn ngưng tụ), bạn sẽ cảm thấy nóng.
Giai đoạn 3: Giãn nở
Trong giai đoạn 3 nguyên lý hoạt động của tủ lạnh, khí gas ở thể lỏng ở áp suất cao và nhiệt độ thấp được đẩy tới van tiết lưu. Tại đây, dưới tác dụng của van tiết lưu, khí gas sẽ được hạ áp và trở thành dòng thể lỏng có áp suất thấp và nhiệt độ thấp.
Giai đoạn 4: Hóa hơi tại dàn lạnh
Dòng khí gas ở thể lỏng với áp suất và nhiệt độ thấp khi được đưa tới dàn lạnh sẽ nhận nhiệt nóng từ không khí trong tủ lạnh để hóa hơi. Trong quá trình hóa hơi, môi chất sẽ thu nhiệt từ không khí trong tủ lạnh và làm lạnh các ngăn trong tủ lạnh. Sau đó, môi chất lạnh ( khí gas) sẽ được dẫn trở về máy nén để tiếp tục một chu kỳ làm lạnh mới.
3. Những lưu ý khi sử dụng tủ lạnh để tăng tuổi thọ và tiết kiệm điện
Hiểu rõ nguyên lý hoạt động của tủ lạnh sẽ giúp bạn sử dụng thiết bị tiết kiệm điện và tăng tuổi thọ
Dựa trên những kiến thức về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh, các chuyên gia đã đưa ra những lời khuyên khi sử dụng tủ lạnh để có thể tăng tuổi thọ của thiết bị cũng như tiết kiệm điện năng:
- Đảm bảo khi lắp đặt tủ lạnh, tủ phải cách tường tối thiểu 10cm để đảm bảo luồng không khí, nhiệt độ tủ lạnh được lưu thông trong quá trình làm mát dàn lạnh.
- Bạn không nên bảo quản thực phẩm, đồ ăn quá nhiều trong tủ lạnh cũng như không nên che kín các giá để thực phẩm trong tủ lạnh, để không khí trong tủ lạnh có đủ không gian cần thiết để lưu thông tốt.
- Hạn chế mở cửa tủ lạnh nhiều lần liên tục và thời gian mở lâu quá mức cần thiết khi sử dụng. Bởi vậy, khi làm vậy thì lượng khí lạnh sẽ bị thất thoát nhiều và sẽ phải tiêu hao thêm điện năng để làm mát. Ngoài ra, bạn hạn chế tối đa việc để thức ăn, thực phẩm còn nóng trong tủ lạnh sẽ làm ảnh hưởng đến bộ dàn làm mát khiến tủ lạnh bị giảm tuổi thọ.
- Khi đã biết được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh, bạn nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên. Định kỳ khoảng nửa tháng một lần hoặc ít nhất là mỗi tháng một lần, bạn nên lau chùi để hạn chế các vi khuẩn có thể sinh sôi, phát triển. Trước tiên, hãy vặn nút điều chỉnh từ vị trí bật (ON) thành tắt (OFF) hoặc rút nguồn ra khỏi ổ điện để ngắt điện tủ lạnh. TIếp theo hãy lấy toàn bộ thực phẩm, giá đỡ bên trong tủ lạnh ra ngoài rồi mở cửa ngăn đá để băng tuyết tan chảy (tuyệt đối không dùng dao, hay vật cứng để cạy tuyết). Cuối cùng, hãy dùng khăn mềm lau khô. Chú ý, khi cọ rửa tủ lạnh cần hạn chế tình trạng để nước đọng lại ở đáy tủ.
- Với nguyên lý hoạt động của tủ lạnh, nếu khi tủ lạnh tắt hoặc khởi động mà nghe tiếng kêu thì có thể các ốc vít của dàn lạnh đã bị lỏng. Trong trường hợp này, bạn hãy ngắt điện và đệm thêm miếng cao su vào ốc và siết chặt.
- Với các loại thực phẩm có mùi đặc trưng như sầu riêng, mắm tôm,.. hay thức ăn mặn, bạn nên bỏ vào túi hay hộp kín rồi mới cho vào tủ lạnh. Điều này sẽ hạn chế tình trạng phát tán mùi hoặc bay hơi muối có thể gây ra hiện tượng ăn mòn tủ lạnh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét