Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019
CÔNG THỨC 3:6:5 GIÚP BẠN LÀM CHỦ KỸ NĂNG GIAO TIẾP, THU PHỤC LÒNG NGƯỜI
3 KỸ NĂNG CƠ BẢN
Bước 1: Suy nghĩ trước khi nói
Những lời nói bộc phát, không suy nghĩ trước thường sẽ phản tác dụng, thậm chí đôi khi còn gây hiểu lầm cho người nghe. Người xưa cũng đã dạy: “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”.
Bước 2: Đoán tâm lý đối phương
Trong đàm phán, một trong những điều cần lưu ý nhất là phán đoán tâm lý của đối phương. Dựa theo biểu hiện hàng ngày của họ, bao gồm các nhân tố như tính cách, tâm trạng…để phỏng đoán xem đối phương sẽ có suy nghĩ ra sao đối với đề nghị của mình.
Bước 3: Xem xét dùng từ phù hợp với lợi ích của đối phương
Khi đưa ra đề nghị nào đó hãy đặt lợi ích của đối phương lên ngang hàng với lợi ích của bản thân. Dựa vào tâm lý của đối phương để lựa chọn từ ngữ thích hợp.
Ví dụ:
Khách hàng đến cửa hàng mua áo, nhưng chỉ còn lại một chiếc, bạn mong khách hàng sẽ lấy nốt chiếc đó.
Bước 1: Suy nghĩ trước khi nói: Đừng nói toẹt ra là: “Xin lỗi, mẫu áo này chỉ còn một chiếc.”
Bước 2: Đoán tâm lý đối phương: khách hàng có lẽ muốn mua, nhưng chắc sợ tiếc tiền, tuy nhiên nếu đang là mốt thì chắc vẫn muốn mua.
Bước 3: Dùng từ phù hợp: Bạn có thể nói: “Chiếc áo này năm nay đang là mẫu hot, số lượng không còn nhiều, hơn nữa giá cả tương đối “mềm” so với một số chiếc khác.”
6 BƯỚC ĐỘT PHÁ
1. Nói khéo, “biết nịnh”
Không chỉ giúp bạn có được thiện cảm từ phía đối phương mà còn khiến họ vui vẻ với đề nghị của bạn.
Ví dụ:
Thay vì nói: “Chiếc áo này rất đẹp.”
Hãy nói: “Chị mặc chiếc áo này vào trông vừa nhỏ nhắn lại xinh!”
2. Tự do lựa chọn
Hãy đưa ra vài lựa chọn thích hợp, như vậy dù cho đối phương có lựa chọn cái nào đi chăng nữa thì bạn vẫn có thể đạt được mục đích của mình. Đồng thời còn đem lại cho họ cảm giác được "tự do" lựa chọn.
Ví dụ:
Thay vì nói: “Anh có muốn uống cà phê không?”
Hãy nói: “Cà phê và trà, anh muốn uống thứ gì?”
3. Cảm giác được công nhận
Tâm lý học gọi cái này là "tôn trọng nhu cầu", tức là một người có thể tạo ra thành quả tương ứng với kỳ vọng, mong đợi của người khác. Người khác nói bạn có ưu thế trong chuyện này hơn, có thể giao cho bạn xử lý, bạn sẽ rất vui vẻ mà đón nhận dù cho chuyện đó bạn thực ra cũng chẳng giỏi lắm.
Ví dụ:
Thay vì nói: “Cậu viết đề xuất dự án nhé.”
Hãy nói: “Cậu giỏi văn vẻ hơn mình nhiều, đề xuất dự án này chắc chắn cậu làm tốt hơn.”
4. Nhất định phải là bạn
Khi nghe người khác nói những câu đại loại như "chỉ có cậu mới có thể…", đối phương sẽ cảm giác thành tựu, tự hào và rất dễ bị thuyết phục.
Ví dụ:
Thay vì nói: “Chúng tôi sẵn sàng bảo hành miễn phí.”
Hãy nói: “Chúng tôi luôn sẵn sàng bảo hành miễn phí cho khách hàng thân thiết như anh đây!”
5. Đoàn đội hóa
Thông thường thì chúng ta sẽ thích làm việc với người khác hơn là làm hoặc là đi đâu đó một mình. Vì thế, khi “được rủ”, đối phương thường không nỡ từ chối bạn.
Ví dụ:
Thay vì nói: “Cậu chăm chỉ vận động nhiều hơn chút đi.”
Hãy nói: “Tôi muốn chạy bộ vào buổi tối, nhưng tập một mình chán lắm, cậu đi cùng tôi được không?
6. Thể hiện sự cảm kích
Mọi yêu cầu đều dễ nghe hơn khi một người nhận được lời khen ý tốt hay cảm nhận được sự biết ơn từ người yêu cầu.
Ví dụ:
Thay vì nói: “Cậu chuyển cái bàn này sang chỗ kia đi.”
Hãy nói: “Làm ơn chuyển cái bàn này ra chỗ kia hộ tớ với. Cám ơn nhé, cậu tốt quá!”
5 MẸO NHỎ
1. Tạo sự tò mò
Mọi người ai ai cũng có tâm lý tò mò, cùng một nội dung nhưng cái nào khiến họ kinh ngạc hơn sẽ để lại được ấn tượng mạnh mẽ hơn.
Ví dụ:
Thay vì nói: “Sản phẩm này đang được phụ nữ ưa chuộng.”
Hãy nói: “Mới được ra mắt đầu tháng, sản phẩm này đã được đông đảo chị em ưa chuộng nhờ 3 điểm cực kỳ đặc biệt.”
2. Dùng từ trái nghĩa
Đặt nội dung mình muốn truyền tải cạnh một từ/cụm từ trái nghĩa, như vậy sẽ để lại ấn tượng sâu sắc hơn.
Ví dụ:
Thay vì nói: “Công ty chúng tôi làm ăn giữ chữ tín.”
Hãy nói: “Dù thời buổi này vàng thau lẫn lộn, công ty chúng tôi cam đoan được xây trên sự tín nhiệm tuyệt đối của khách hàng.”
3. Dùng từ ngữ văn vẻ một chút
Chúng ta thường hay nói là nói chuyện "sến súa", đôi khi nó lại đem lại một tác dụng rất tốt.
Ví dụ:
Thay vì nói: “Bạn sẽ hài lòng với dịch vụ của chúng tôi.”
Hãy nói: “Sứ mệnh của chúng tôi là cung cấp những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho quý khách hàng.”
4. Phương pháp lặp lại
Vô cùng đơn giản, lại khiến người khác ghi nhớ lâu.
Ví dụ:
Thay vì nói: “Cô ấy là một nhân viên thông minh.”
Hãy nói: “Cô ấy là một nhân viên cực kỳ, cực kỳ thông minh!”
5. Dùng con số
Trong lời nói cho thêm con số vào sẽ khiến lời nói có tính thuyết phục hơn, và cũng có thể lôi kéo được sự chú ý của người khác. Con số gây tò mò nên là số lẻ.
Ví dụ:
Thay vì nói: “Anh ấy làm việc rất nhanh.”
Hãy nói: “Tốc độ làm việc của anh ấy nhanh gấp 3 lần nhân viên khác.”
_________________________
Kỹ năng GIAO TIẾP, CƯ XỬ và quản trị CẢM XÚC là một môn học mà bất kì ai muốn thành công đều phải đạt ĐIỂM XUẤT SẮC. Nên nếu muốn tiến xa trên con đường sự nghiệp bạn phải là người có khả năng giao tiếp tốt, thấu hiểu người đối diện đang muốn gì và kiểm soát tốt cảm xúc của chính mình. Nhưng cũng có một LỐI TẮT cho bạn để có thể vượt qua level 1 này một cách nhanh chóng, chính là học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước
Tại sao bạn cần cải thiện khả năng giao tiếp và quản trị cảm xúc
1️⃣ CẢI THIỆN KHẢ NĂNG ĂN NÓI: Tạo sự đột phá trong công việc và học tập
2️⃣ TỰ TIN GIAO TIẾP, HÒA ĐỒNG: Truyền cảm hứng cho những người xung quanh.
3️⃣ HOÀN THIỆN BẢN THÂN TRỞ NÊN KHÉO LÉO: Thuận lợi phát triển và thăng tiến trong công việc, sự nghiệp.
4️⃣ TRUYỀN LỬA VÀ TẠO DỰNG LÒNG TIN: Tự tin, quyết đoán, khiến mọi người tin tưởng, nể phục
5️⃣ TĂNG KHẢ NĂNG TƯ DUY TÍCH CỰC: Khiến mọi việc trở nên nhẹ nhàng vui vẻ
6️⃣ TRONG KINH DOANH VÀ BUÔN BÁN: Kỹ năng giao tiếp và quản trị cảm xúc là điều BẮT BUỘC!
7️⃣ TRONG QUAN HỆ GIA ĐÌNH & CÔNG VIỆC: Biết cách cân bằng và điều tiết cảm xúc, ứng xử khéo léo.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét