Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

Câu chuyện kinh doan

CÂU CHUYỆN KINH DOANH CỦA HELEN LAN
Cuộc sống tài chính của tôi thay đổi rất là nhanh trong 3 năm gần đây, càng ngày tôi càng nhận ra tư duy vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của mỗi con người. Tam giác thành công của 1 con người có 3 yếu tố Tư duy - Kiến thức - Công cụ, trong đó Tư duy chiếm tới 80%, còn Kiến thức & Công cụ chỉ chiếm 20%. Và sau đây là câu chuyện kinh doanh thời đại học của tôi để bạn thấy rằng Tư duy đúng quan trọng như thế nào.

Cách đây 15 năm, tức là năm thứ 3 học đại học tôi đã bắt đầu công việc kinh doanh đầu tiên của mình: kinh doanh điện thoại. Ngày ấy tư duy của tôi đơn giản lắm chỉ thấy lúc đó thị trường đang nở rộ lên phong trào điện thoại Trung Quốc với nhiều tính năng. Ngày đấy Iphone và Samsung chưa khẳng định được vị thế như bây giờ nên người ta dùng rất nhiều điện thoại Trung Quốc.

Tôi cũng nhận thấy xu hướng mọi người thích tải nhạc vào máy điện thoại nhưng không có máy móc để tải nên sẽ ra cửa hàng điện thoại để tải nhạc, tải phim. Khách hàng chủ yếu là người dân lao động hay sinh viên. Ngày đấy công việc này rất phát triển và tôi đã thành công ngay từ tháng đầu tiên. Đầu tư cho một cửa hàng điện thoại như thế tầm 100 triệu. Cửa nằm ngay mặt tiền đường Quang Trung, chiều rộng 5m, chiều sâu 25m mặt ngoài bán điện thoại, bên trong là dịch vụ sửa chữa.

Xét về bài toán kinh doanh thì đây lại là một công việc kinh doanh tối ưu bởi vì đầu tư 100 triệu mà lãi đã được 30% vốn rồi. Trong khi đó nếu bạn gửi lãi ngân hàng thì chỉ lãi được 5%. Còn chưa kể giai đoạn đấy kinh doanh đều chết hết thì 1 công việc kinh doanh lãi 30% là rất cao rồi. Công việc kinh doanh của tôi thành công có thể lý giải như sau:
May mắn bắt được trend và đánh vào thị trường xanh. Lúc đó nhu cầu thị trường về sản phẩm điện thoại Trung Quốc tăng cao. Hệ thống cửa hàng điện thoại cũng có nhiều rồi nhưng mô hình như tôi làm thì chưa có nhiều
Lúc đó tôi là sinh viên, tôi cũng tiêu dùng sản phẩm đấy nên tôi cũng nằm trong chính đối tượng khách hàng. Do đó tôi không mất thời gian khảo sát thị trường, phân tích đánh giá thị trường. Tôi hiểu ngay vấn đề của thị trường và biết nhu cầu của thị trường là gì.

Cửa hàng thành công đến mức không cần marketing nhiều mà khách hàng vẫn tự động kéo đến. Cửa hàng mở ngay mặt đường nên tận dụng được khách vãng lai. Khách đến mua xong người ta mách nhau thế là marketing truyền miệng cộng với marketing bằng biển hiệu ở mặt tiền. Sau thành công của cửa hàng đầu tiên, sau này họ hàng tôi cũng mở theo 5-6 cửa hàng quanh đấy và làm ăn cũng có lãi.

Thế nhưng công việc kinh doanh thành công không được bao lâu thì bắt đầu có dấu hiệu giảm dần. Tôi nhớ 6 năm sau đấy là mẹ tôi bắt đầu nghỉ bán vì cửa hàng chỉ lãi 10 triệu/1 tháng. 6 năm gia đình tôi vẫn giữ nguyên mô hình kinh doanh như vậy. Mẹ tôi vẫn chỉ thuê một người họ hàng trông nom cửa hàng cộng thêm sửa chữa điện thoại. Ngày ngày mẹ tôi vẫn phải qua cửa hàng xem cậu ấy làm việc như thế nào. Mô hình kinh doanh này theo kiểu “ráo mồ hôi hết tiền” buộc mình phải tự quản lý, không cho phép mình nhân bản nhân rộng, không nhân bản được thì không thể mở rộng được. Hơn nữa thị trường cũng đỏ dần do có quá nhiều người cùng tham gia vào. Sản phẩm điện thoại Trung Quốc cũng không còn là trend nữa trong khi cửa hàng của gia đình tôi vẫn bán những mẫu cũ. Và thế là việc kinh doanh ngày càng tụt giảm và phải đóng cửa.

Theo thời gian thì một phương thức kinh doanh không thể tồn tại được quá 5 năm. Tối đa là 5 năm là bạn phải thay đổi phương thức làm kinh doanh rồi trong khi gia đình tôi cứ làm như cũ trong tận 6 năm. Lúc bạn mới thì thị trường thật đầy tiềm năng và khi thấy bạn thành công nhiều người sẽ cùng nhảy vào làm. Vậy thì bạn không thể đứng mãi ở điểm A đó được, bạn phải di chuyển đến điểm B mới mong tiếp tục có lợi nhuận.

Doanh nghiệp phải vận động liên tục, phải thay đổi liên tục, phải nghiên cứu các sản phẩm mới liên tục, cho ra mắt các bộ sưu tập mới phù hợp với nhu cầu mới, thị trường mới, xu hướng mới. Khi bạn ra một sản phẩm mới thì bạn sẽ “hớt váng” được thị trường. “Hớt váng được thị trường” có nghĩa là bạn sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận nhất khi sản phẩm mới ra, sau đó mọi người bắt đầu bắt chước giống bạn khiến thị trường bão hòa và người ta sẽ phải cạnh tranh bằng cách giảm giá xuống. Ví dụ như Iphone, những mẫu mới ra giá thường rất đắt, người ta phải tranh nhau để sở hữu những mẫu Iphone mới nhất. Nhưng càng về sau khi mẫu đó xuất hiện nhiều trên thị trường rồi giá trị của nó giảm xuống và người ta lại mong ngóng để sử dụng những mẫu mới hơn.

Nếu bạn không thể là người dẫn đầu thị trường và bạn là kẻ theo sau sẽ có nhiều bất lợi. Lúc đó thị trường đã quá quen với mẫu sản phẩm đó rồi và cả thị trường cạnh tranh về giá. Bạn không thể kiếm được nhiều lợi nhuận từ những mẫu sản phẩm cũ đó nữa. Cạnh tranh về giá là vũ khí là cách giết bạn nhanh nhất. Đừng bao giờ cạnh tranh về giá. Cạnh tranh về giá khiến bạn không có thặng dư để đầu tư cho marketing và chăm sóc khách hàng. Nếu bạn tham gia một thị trường kinh doanh và đối thủ của bạn đang cạnh tranh bằng giá, việc của bạn là kệ họ và cứ bước đi theo cách của bạn, không giảm giá theo họ. Cạnh tranh về giá không phải là cách để bạn phát triển một doanh nghiệp, một thương hiệu.

Trên đây là câu chuyện đã thay đổi tư tưởng kinh doanh của tôi. Tôi không còn tư tưởng kinh doanh kiểu con buôn chẳng có gì khác biệt chỉ để kiếm vài trăm triệu một tháng. Tôi đã chuyển thành tư tưởng kinh doanh của một chủ doanh nghiệp kiếm vài tỷ một tháng với những sản phẩm khác biệt, khát khao thống lĩnh thị trường. Thay đổi tư duy và thay đổi mục tiêu, đó chính là bí quyết tạo nên thành công của tôi như bây giờ.

Helen Lan - CEO Nội thất Kenli

0 nhận xét:

Đăng nhận xét