ĐỪNG ĐỂ GIÈM PHA KHIẾN BẠN GỤC NGÃ
Sửa chữa bảo dưỡng động cơ điện các loại
Cơ điện HUẾ HƯƠNG chuyên: - Quấn mới, sửa chữa động cơ điện, mô tơ điện các loại.... - Máy phát điện. - Nồi cơm điện, quạt điện.... - Nhận làm kích điện
Nhận làm mạch invert 12 ra 220V, mạch kích cá công suất theo yêu cầu
Công suất 1000W: Đánh bắt cá trên thuyền (sông, ao, hồ...).
Nhận lắp đặt tủ điện bảng điện
Sửa chữa thay thế lắp mới bảng điện tủ điện điều khiển động cơ
Bán Ronha kiểm tra roto
Ronha thiết bị không thể thiếu thợ điện cơ. Bán phân phối toàn quốc
Bán sách, sơ đồ quấn các loại động cơ, tài liệu
Sách kinh nghiệm ghi chép tất cả các sơ đồ động cơ, máy phát điện từ đơn giản đến phức tạp, sách được ghi từ số liệu thực tế, dữ liệu được scan lại
Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020
ĐỪNG ĐỂ GIÈM PHA KHIẾN BẠN GỤC NGÃ
NGHỆ THUẬT NÓI LỜI TỪ CHỐI ĐƯỢC LÒNG TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
NGHỆ THUẬT NÓI LỜI TỪ CHỐI ĐƯỢC LÒNG TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
SAU BAO BÀI HỌC XƯƠNG MÁU, ĐÂY LÀ LÝ DO TÔI KHÔNG CÒN DÙNG PHẦN MỀM CHAT ĐỂ QUẢN LÝ NHÂN VIÊN NỮA
SAU BAO BÀI HỌC XƯƠNG MÁU, ĐÂY LÀ LÝ DO TÔI KHÔNG CÒN DÙNG PHẦN MỀM CHAT ĐỂ QUẢN LÝ NHÂN VIÊN NỮA
Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020
Óc sáng tạo là vua của thế giới mới
Vào năm 1975 xuất hiện hai nhân vật làm cách mạng công nghệ cho toàn thế giới. Từ một garage trong nhà riêng, với một cô thư ký, hai ông Bill Gates và ông Steve Jobs, mỗi ông một vẻ, sẽ làm đảo lộn thế giới trong tương lai.
Vậy cái gì làm cho Microsoft và Apple phát triển đều đặn đến ngày hôm nay? Apple nay là doanh nghiệp đắt giá nhất trên thị trường, trên cả các công ty dầu hỏa, ôtô hoặc bất cứ các công ty nào khác trên toàn cầu. Và cái gì làm cho Apple có khả năng bán 34.000 Iphone 6 mỗi giờ, với giá 700 USD cho những người phần đông thu nhập hàng tháng dưới con số đó?
Sức thu hút kinh khủng của một sản phẩm vô nhị, tự nó biến dạng mỗi 6 tháng để tiếp tục hấp dẫn mạnh hơn. Nó đã giết chết tất cả các máy smartphone từ Pháp, Đức, Nhật, Thụy Điển, Canada, nay cả Samsung Hàn Quốc cũng thấy lợi nhuận của họ xuống thấp… Tất cả những điều đó đều là nhờ óc sáng tạo. Nhưng đây là óc sáng tạo toàn diện, trên mọi lĩnh vực, chứ không hạn chế trong việc sáng chế sản phẩm mới.
Chẳng hạn như Steve Jobs, do sự hắt hủi của cuộc đời, và sự may mắn gặp một người cha nuôi phi thường mà ông đã được nung nấu thành một nhân vật phi thường. Sản phẩm của Steve Jobs, theo như ông, phải tốt nhất, thẩm mỹ nhất, chạy nhanh nhất, bền nhất, thân thiện nhất, nhiều chức năng nhất, ứng dụng nhiều nhất và hiệu quả nhất, giải trí tươi vui nhất, an toàn nhất, vận hành đơn giản nhất và cuối cùng sát gần người tiêu thụ nhất. Tức, cái gì cũng phải nhất.
Đây không phải là óc sáng tạo đơn thuần, mà là óc sáng tạo đi đôi với tính khắt khe không lùi bước trước nhu cầu đứng nhất trên mọi mặt. Đọc sách về cuộc đời của Steve Jobs mới hiểu được con người này không tự dung thứ khi chưa đạt được sự tuyệt hảo tuyệt đối. Chỉ có thái độ và phong cách đó mới cho phép tăng trưởng, bất chấp chu kỳ lên xuống của nền kinh tế.
Và chúng ta cần lưu ý rằng, tư tưởng bị gò bó sẽ không thuận lợi cho việc sáng tạo. Ngày nay sáng tạo là một việc tập thể: phải động viên và hòa hợp nhiều công nghệ khác nhau, làm việc nhóm là bắt buộc, đôi khi còn trở thành một nghệ thuật. Các thành viên trong nhóm sáng tạo, bất chấp chức vụ phải làm việc trong tinh thần dân chủ không quan liêu, điều kiện không dễ đạt trong nhiều công ty.
Thời kỳ vàng son của Sony cách đây 30 năm họ đã chế ra đủ loại máy cho phép nghe nhạc trong mọi hoàn cảnh. Những máy này là cha đẻ của iPod, nhưng Sony đã mất dần ảnh hưởng từ khi óc sáng tạo của họ khô cạn.
Các chu kỳ của thế giới hiện nay đi rất nhanh, nên nếu chúng ta không tự học hỏi, bồi dưỡng liên tục và không ngừng sáng tạo thì chúng ta sẽ bị chậm. Nhìn về kinh tế Việt Nam, đến nay vẫn còn buôn bán những thứ thô như rừng, khoáng sản…, tức chúng ta không tạo ra giá trị cộng thêm cho sản phẩm, trong khi thế giới họ đã tiến ở một bước xa.
Về phía doanh nghiệp, tôi từng nói rằng, với cách làm việc như hiện nay thì sẽ rất nhiều doanh nghiệp thiếu vốn và rơi vào giải thể hoặc bị công ty nước ngoài thâu tóm và dường như nó đang diễn ra. Đây là điều rất lo lắng vì nó cực kỳ nguy hiểm cho sự phát triển kinh tế lâu dài của Việt Nam.
Trong bất cứ lĩnh vực gì nếu không có óc sáng tạo thì về lâu dài sẽ chết. Và bất cứ công ty nào làm việc, mà chấp nhận rủi ro thì về lâu dài cũng sẽ chết.
Xem thêm bài viết thú vị tại đây
Khởi nghiệp
Khởi nghiệp đang là mối quan tâm của không ít sinh viên mới tốt nghiệp. Tại buổi nói chuyện với sinh viên Trường ÐH Quy Nhơn vừa qua, GS Phan Văn Trường đã có những lời khuyên hữu ích với những bạn sinh viên mong muốn khởi nghiệp và thành công ngay tại quê hương.
Khẳng định của GS Phan Văn Trường: Khởi nghiệp có chỗ cho tất cả
Khẳng định rằng, xã hội luôn có đủ chỗ cho mọi sinh viên, quan trọng là phải biết làm gì để đi đến thành công, GS Phan Văn Trường chỉ rõ, điều quan trọng là sinh viên phải biết cách hòa nhập tốt, đem những gì mình biết ra phụng sự xã hội và nếu xã hội đón nhận, cộng tác thì sẽ thành công. Ông đưa ra ví dụ, một sinh viên làm việc trong khách sạn, nếu luôn luôn vui vẻ, khéo léo ứng xử vừa lòng khách, nhất định khách sẽ nhớ tới người phục vụ tốt ấy.
“Vậy thì làm sao biết được người xung quanh muốn gì?” – GS Trường nêu vấn đề và giải đáp: “Phải luôn luôn mở hết trí khôn ra để tìm hiểu những người trước mặt mình. Đừng đem cái tự ái của mình để áp đặt. Ngoài kiến thức trong nhà trường liên quan đến chuyên môn, sinh viên phải dành thời gian tìm hiểu, học nhiều kỹ năng, kiến thức khác như: thương thuyết, giao lưu, trao đổi thông tin, trình bày vấn đề, nắm bắt tư tưởng…”.
Theo ông, khi khởi nghiệp không nên vội vàng, phải suy nghĩ kỹ lưỡng, tính toán từng bước đi thật chắc chắn. Dù không đơn giản nhưng phải học cách làm việc nhóm, bởi một công ty sau vài tháng hoạt động sẽ cần kết nối với những đối tác khác để hoạt động hiệu quả.
Chia sẻ tầm quan trọng của ý tưởng, sản phẩm khởi nghiệp nhưng theo GS Phan Văn Trường, để khởi nghiệp thành công còn phụ thuộc vào nhiều thứ như: môi trường kinh doanh, môi trường công nghệ, biểu giá, công tác chăm sóc khách hàng, trưng bày sản phẩm, thiết kế mẫu mã… “Cùng bán một mặt hàng nhưng một bên bán đắt, một bên bán ế đều có nguyên nhân cả”, ông gợi mở.
Cân nhắc khi Khởi nghiệp trên quê hương
GS Phan Văn Trường chia sẻ, ông quan tâm và suy nghĩ rất nhiều về tiềm năng du lịch của Bình Định. Khi ngành du lịch tỉnh nhà phát triển, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội khởi nghiệp thành công.
“Các bạn có thể vận dụng kiến thức mình được trang bị ở trường và tự trang bị để mở công ty, không cần to tát, chẳng hạn tiệm bán mũ, tiệm bán kem. Điều quan trọng là phải tìm được nghề có thể phát triển trong tương lai và chuẩn bị thêm một số điều kiện, ví dụ như kỹ năng giao tiếp, khả năng ngoại ngữ…”, ông khuyên.
Trả lời khá thẳng thắn câu hỏi của một sinh viên về việc nhiều sinh viên có các ý tưởng độc đáo, mới lạ nhưng khi ai đó hỏi thì lại không biết trả lời thế nào; làm sao để giúp các bạn kích hoạt điều đó? GS Trường cho rằng, các bạn trẻ hãy sống để trở thành một công dân tự đứng trên đôi chân của mình, không dựa vào ai, chủ động nuôi dưỡng mong muốn và dám nói ra điều đó.
“Nhiều em hỏi tôi, ở tuổi của chúng em, thầy đã làm gì? Thứ nhất, có cơ hội đi học thì cứ ra sức học, nhưng không phải kiểu học để có được tấm bằng ra trường đâu nhé. Song song với đó hãy tìm hiểu cuộc sống xung quanh và trang bị cho mình các kỹ năng. Hãy nhớ là với những khó khăn, đừng gây mâu thuẫn mà phải thương thuyết một cách mềm dẻo, vui vẻ, tích cực, khéo léo nhưng vẫn xây dựng cuộc đời mình trên những gì mình muốn”, ông tư vấn. Và đúc kết: “Các em hãy tự lập, tự hỏi mình là mình thích cái gì và chúng ta chỉ giỏi hơn người khác với những gì chúng ta có tiềm năng”.
3 TIẾNG ĐẦU TIÊN CỦA NGÀY MỚI SẼ QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH CÔNG HAY THẤT BẠI CỦA BẠN
3 TIẾNG ĐẦU TIÊN CỦA NGÀY MỚI SẼ QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH CÔNG HAY THẤT BẠI CỦA BẠN
Chu trình buổi sáng thông minh giúp bạn làm việc năng suất và hiệu quả bất ngờ. Kết hợp giữa làm việc và thư giãn sẽ tạo ra một trạng thái cân bằng cho cuộc sống của bạn, giúp bạn không gặp phải stress, tiết kiệm thời gian và hiệu quả.
Mô hình ngày làm việc 8 tiếng (từ 9h-17h) được ra đời với mục tiêu đạt được năng suất lao động cao, tuy nhiên điều này từng đúng với các công việc hầu hết là lao động chân tay trong quá khứ. Trong thế giới lao động tri thức mà chúng ta đang sống ngày nay, mọi thứ đã thay đổi.
✅Bí mật về ngày làm việc 8 giờ
Người dân ở các quốc gia năng suất cao nhất trên thế giới không làm việc 8 giờ mỗi ngày. Trên thực tế, đó là những nơi có ngày làm việc ngắn nhất. Người dân ở các quốc gia như Luxembourg đang làm việc khoảng 30 giờ mỗi tuần (khoảng 6 giờ mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần) và trung bình kiếm được nhiều tiền hơn những người làm việc nhiều thời gian hơn. Đây đều là người bình thường ở các nước đó. Thế còn những người làm việc siêu năng suất thì sao?
Mặc dù Gary Vaynerchuck (một doanh nhân Hoa Kỳ, một diễn giả nổi tiếng) tuyên bố làm việc 20 giờ mỗi ngày, nhưng đa số người cực kỳ thành công khác lại chỉ làm việc từ 3–6 giờ mỗi ngày. Điều này còn phụ thuộc vào mục tiêu bạn đang thực sự cố gắng đạt được trong cuộc sống của mình.
Gary Vaynerchuk muốn sở hữu New York Jets. Anh ấy có vẻ vẫn ổn, dù không dành nhiều thời gian cho gia đình. Điều này hoàn toàn bình thường bởi Gary đang rất rõ ràng về những ưu tiên của mình. Tuy nhiên, bạn cũng phải rõ ràng mục tiêu của bạn. Nếu giống như hầu hết mọi người, bạn có thể muốn kiếm một thu nhập cao, làm công việc bạn yêu thích, có nhiều khoảng trống trong thời gian biểu, thì bài viết này là dành cho bạn.
✅Chất lượng so với số lượng
Rõ ràng, làm việc trong thời gian ngắn nhưng chất lượng sẽ luôn hiệu quả hơn. Điều này có nghĩa là, bạn sẽ hoàn thành công việc trong một thời gian ngắn nhưng tập trung cao độ vào công việc, không bị gián đoạn bởi các cuộc gọi, tin nhắn, email, mạng xã hội… bạn sẽ thấy năng suất và hiệu quả tăng lên rất nhiều.
✅3 giờ đầu tiên có thể tạo nên hoặc phá vỡ một ngày làm việc hiệu quả
Theo nhà tâm lý học Ron Friedman, ba giờ đầu tiên trong ngày là quý giá nhất để đạt được năng suất tối đa. Ngay sau khi ngủ là thời điểm tâm trí của bạn luôn sẵn sàng hoạt động để làm những công việc cần suy nghĩ. Do đó, thời gian tốt nhất để bạn làm việc tốt nhất là trong ba giờ đầu tiên trong ngày của bạn.
Việc cần làm khi bắt đầu ngày mới đó là bổ sung năng lượng. Donald Layman, giáo sư danh dự về dinh dưỡng tại Đại học Illinois, khuyên bạn nên tiêu thụ ít nhất 30 gam protein cho bữa sáng. Thực phẩm giàu protein giúp bạn no lâu hơn các thực phẩm khác vì chúng mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa khỏi dạ dày. Ngoài ra, protein giữ cho lượng đường trong máu ổn định, ngăn chặn cơn đói tăng đột biến.
Với công việc là một tác giả, ông thường đến thư viện sắp xếp mọi thứ vào khoảng 6:30 sáng. Sau đó, ông viết ra các mục tiêu lớn và bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu liên quan đến những người ông cần liên hệ hoặc ý tưởng liên quan đến dự án ông đang thực hiện.
Đến 6:45, Layman bắt đầu thực hiện công việc ông vừa viết ra. Thật bất ngờ kho, ông có thể dễ dàng làm việc trong 2–5 giờ liên tục mà không bị phân tâm. Tâm trí là hoàn toàn tập trung vào thời điểm này mà không cần tới bất kỳ chất kích thích nào cả.
Từ 11 giờ sáng đến chiều là lúc Layman tập luyện thể dục. Nghiên cứu xác nhận rằng tập luyện tốt hơn nhiều so với việc bổ sung thực phẩm. Sau đó là thời gian nghỉ ngơi tinh thần tuyệt vời, bạn có thể làm việc thêm vài giờ nếu cần.
🔰🔰 3 THÓI QUEN GIÚP BẠN CÓ THÊM 20 GIỜ/TUẦN ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU
✅Bảo vệ buổi sáng của bạn
Đừng kiểm tra mạng xã hội hoặc email của bạn cho đến khi kết thúc 3 giờ làm việc chuyên sâu. Thời gian buổi sáng của bạn nên dành cho đầu ra (làm việc), không phải đầu vào (đọc tin tức). Nếu bạn không bảo vệ buổi sáng của mình, hàng triệu việc khác nhau sẽ chiếm thời gian của bạn.
Bảo vệ buổi sáng của bạn có nghĩa là bạn thực sự không thể liên lạc được trong những giờ nhất định. Chỉ trong trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng, bạn mới có thể rời bỏ công việc mình đang tập trung hoàn thiện.
✅Kết nối tâm trí và cơ thể
Bộ não là một phần của cơ thể bạn. Nếu cơ thể khỏe mạnh hơn, có nghĩa là não sẽ hoạt động tốt hơn. Để giữ được một tâm trí sảng khoái, bạn phải luôn giữ cơ thể được khỏe mạnh.
Các loại thực phẩm bạn ăn sẽ quyết định khả năng tập trung của bạn trong công việc. Giấc ngủ sâu và đủ cũng rất cần thiết để bạn đạt được hiệu suất cao nhất. Vì vậy, thay vì quản lý thời gian, bạn thực sự nên tập trung vào việc quản lý năng lượng của mình. Lịch trình làm việc của bạn nên được sắp xếp vào khoảng thời gian bạn làm việc hiệu quả nhất.
✅Đừng quên thư giãn
Nghiên cứu chỉ ra nghe nhạc song não hoặc những giai điệu lặp lại có thể giúp tăng cường khả năng tập trung cho công việc của bạn.
Thư giãn, vui chơi là điều cần thiết sau những giờ làm việc nhằm giúp tái tạo và duy trì năng lượng của bạn, cả thể chất lẫn tinh thần. Trong một bài nói chuyện trên TED Talk, diễn giả từng nói: "Chơi dẫn đến sự dẻo dai của não bộ, khả năng thích ứng và sự sáng tạo ... Không gì kích thích não bộ như chơi đùa."
Chu trình làm việc này tạo ra một sự cân bằng vừa phải cho công việc của bạn. Việc kết hợp giữa làm việc và thư giãn sẽ tạo ra một trạng thái cân bằng cho cuộc sống của bạn, giúp bạn không gặp phải stress, tiết kiệm thời gian và làm việc hiệu quả.
Nguồn: theo Trí Thức Trẻ
----------------------
NHỮNG CÁCH ỨNG XỬ TRONG CUỘC SỐNG BẠN NÊN ĐỂ Ý
NHỮNG CÁCH ỨNG XỬ TRONG CUỘC SỐNG BẠN NÊN ĐỂ Ý
---------------------
1. Khi kể cho ai đó nghe một bí mật, dù bất cứ là ai. Hãy dự trù trước việc chúng sẽ được mang kể khắp nơi.
2. Đừng bắt người khác phải chia sẻ bí mật của họ chỉ vì bạn tự nguyện kể họ bí mật của mình.
3. Khi tham gia vào một nhóm đang bàn tán sau lưng người khác. Sau lưng bạn, họ cũng sẽ đối xử y hệt.
4. Lúc tán gẫu, dù có vui quá cũng đừng vội chen lời. Để họ nói hết câu rồi hãy tiếp chuyện.
5. Nếu suy nghĩ và sở thích không hợp nhau. Học cách tôn trọng thay vì chê bai bình phẩm họ không có gu. Ai cũng có cách nhìn của riêng mình.
6. Khi nói về người yêu với người khác, hãy nói “anh ấy/cô ấy”, thay vì “nó”. Điều đó thể hiện cách bạn tôn trọng bản thân và mối quan hệ này.
7. Bạn bè, càng thân thiết, tiền bạc càng phải rõ ràng. Họ có thể khao bạn một bữa ăn đắt tiền, nhưng nếu bạn vay họ 20, 30 nghìn, nhất định phải trả đủ.
8. Những việc nhỏ nhặt nhất, nếu tự làm được hãy tự mình làm, đừng nhờ vả quá nhiều. Chẳng ai muốn chơi thân với bạn khi suốt ngày bị sai vặt đâu.
9. Nếu một người đang tự chê trách họ, nếu không thể đưa ra lời khuyên, hãy im lặng thay vì hùa theo.
10. Không phải cứ bỏ tiền mua một ly cà phê là bạn có thể làm ồn cả quán. Mọi người ở nơi công cộng đều có quyền được tôn trọng như nhau.
11. Học cách nói xin chào và cảm ơn với người phục vụ, nhân viên khi bước vào quán ăn, nhà hàng. Bạn sẽ nhận ra quyền lợi khách hàng của bạn được nâng cấp đáng kể.
12. Cởi mởi và sỗ sàng là hai phạm trù khác nhau. Hãy suy nghĩ trước khi nói.
13. “Ăn gì cũng được” không đồng nghĩa với việc “Không gì ăn được”
14. Sự than vãn nên được đặt đúng chỗ và biết tiết chế. Ngoài bố mẹ ra, chẳng ai tha thiết chơi với một người hay kể lể cả.
Nguồn: Trần Quang Đại
---------------------
Làm xếp phải học
Làm sếp cũng phải học: Làm sếp không phải để la mắng hay bắt lỗi nhân viên, làm sếp là làm việc toàn thời gian
Nếu không tính 3 tháng làm nũng nghỉ việc văn phòng, quay lại sản xuất phim thì tôi đã gắn bó với nơi làm việc của mình khá lâu, gần 6 năm. Quả là một lựa chọn thật đáng! Trong từng đó thời gian, biến động nhiều hơn êm đềm mà chẳng lần nào như lần nào. Cũng vì trải qua nhiều biến động như vậy, tôi tìm thấy những người anh em và những người bạn mà có lẽ trong tình huống bình thường khó mà thân.
Rồi nghề nghiệp đưa đẩy để bây giờ tôi ngồi đây, ở vai trò là cấp trên của một vài trong số đó. Trách nhiệm của một người cấp trên thì rõ ràng rồi, nhưng đã có lúc tôi chưa thật thấu đáo về tính chất của việc làm sếp. Bởi vậy, trong mấy năm vừa rồi, những người đồng nghiệp ấy cũng phải chịu đựng kha khá khi phải kiên nhẫn cùng tôi trên con đường mày mò thành sếp.
Bây giờ, tôi mới nghiệm ra một vài điều rất cá nhân, mỗi ngày dần trở thành kim chỉ nam cho cái tôi trong công việc. Tại sao lại bây giờ mà không phải trước đây hoặc không bao giờ? Vì khi trải qua biến động thì lòng không yên. Trong tình cảnh không thể làm gì hơn, tôi mong là sẽ gửi gắm cho những bạn xung quanh mình về tính chất của việc làm sếp.
Trước tiên, hãy hiểu giúp tôi rằng làm sếp là một công việc toàn thời gian. Khó mà cân bằng được khi nào làm sếp, khi nào làm bạn, cho dù sách hướng dẫn có đầy. Tôi tin là một người sếp tốt thì phải là một người tốt trước cái đã. Kỹ năng quản trị thì học ở đâu cũng được, nhưng tấm lòng luôn nghĩ về những đồng nghiệp xung quanh thì chỉ có tại tâm, chứ không thể thay thế. Cho nên, từ tâm, tôi nghĩ làm sếp thì phải thế này:
1. Phải tự chủ
Trong bất cứ tình huống nào, bản thân người làm sếp phải vững tâm, cho dù trong lòng đang đánh trống trận hoặc chẳng nhấc nổi dùi. Theo tôi, kiểm soát cảm xúc là một kỹ năng cực kỳ quan trọng và tôi đã không có nó trong suốt thời gian trước đây. Cho nên, ngay từ điều 1 này, tôi xin thừa nhận là tới giờ mình vẫn cần phải học.
2. Phải chân thành
Cho dù có điều 1 hay không, khi có dịp bày tỏ cảm xúc, nên chân thành. Vui cũng chân thành, giận cũng chân thành. Khen cũng chân thành, chê thì càng nên chân thành gấp bội. Một điểm tích cực của khả năng bày tỏ cảm xúc chân thành là mình sẽ trở nên một ngươi đáng tin cậy và người đối diện không phải dò xét hay đề phòng. Việc này cũng quan trọng vì làm với nhau thì phải tin nhau mới làm được.
3. Phải công bằng
Đây là một điều cực khó vì cho dù trong tình huống thực tế, hoàn toàn công bằng không hề dễ, xung quanh luôn có những cơ chế tự nhiên hoặc nhân tạo để kiểm soát sự thiên vị. Những lời đồn đại loại như "Sao nhân viên này ít bị sếp mắng, chắc được sếp thích" hay gửi thư thẳng cho nhân sự với nội dung là "Vị này ghét tôi nên toàn giao việc xương không!" cũng có lúc phát huy tác dụng. Bởi vậy, tuy có muốn o bế riêng cho ai đó cũng khó, sự công bằng được xuất phát và duy trì bằng ý thức vẫn hơn.
4. Phải có niềm tin
Tin vào bản thân, tin vào đồng sự, tin vào mục tiêu chung, cho dù đó là mang lại doanh thu, phục vụ khách hàng hay cùng nhau phát triển trong nghề nghiệp. Có hai lựa chọn, làm rồi mới tin hay tin rồi cho làm. Tôi nghĩ niềm tin đặt vào ai đó không hề là một quyết định một chiều. Nhiều khi mình phải có điểm 1-2-3 như ở trên rồi thì người ta mới tin mình và làm cho mình tin. Tuy vậy, mình sẽ không chọn cách coi niềm tin là xa xỉ, vì sống nghi ngại quá thì cũng mệt. Nhưng...
5. Phải luôn kiểm tra
Tôi đi làm hồi đầu hay đánh đồng "kiểm tra" để "bắt lỗi". Giờ nghĩ lại, thật sự chắc ít có người sếp nào thích bắt lỗi nhân viên, thà đuổi cho rồi. Sau này, tôi nghiệm ra mỗi lần kiểm tra hay bị kiểm tra thì đều là một "teaching moment" hoặc "learning moment" cho mình hay đồng nghiệp. Mình bị sếp nhắc thì học thêm một điều. Mình nhắc bạn mình thì đang hoàn thiện cho sếp bạn hưởng được thành quả tốt hơn. Việc kiểm tra này đi đôi với niềm tin. Kiểm tra không có nghĩa là không tin. Nhưng không kiểm tra thì dễ mất niềm tin lắm! Cho nên, mất lòng trước được lòng sau các bạn ạ!
6. Phải bao quát
Tất nhiên, thuyền to thì sóng lớn. Đã dám quản trị một vài người, quản lý nhiều đầu việc thì phải tập cách bao quát nhiều vấn đề và sẵn sàng bắt tay giúp khi cần thiết. Chuyện này chắc ai cũng hiểu, không phải nói nhiều.
7. Phải chi tiết
Lạ, làm sếp thì cần bao quát, chi tiết làm gì cho nhân viên ghét? Nhưng thật sự mà nói, tôi nghĩ là hiểu chi tiết cốt lõi là để giúp bạn khi cần. Điều này thật sự phù hợp cho người làm chuyên môn như bản thân tôi, cần hiểu mục tiêu chung, nắm kỹ chi tiết cốt lõi, còn ngoài ra thì tôi tin các bạn đủ kỹ năng, kỹ thuật để làm.
Chi tiết cốt lõi là gì? Là những khía cạnh chính yếu của vấn đề và của giải pháp. Các bạn hãy ghi nhớ rằng thứ chính yếu cũng là chi tiết, chứ không phải thứ yếu thì mới làm chi tiết. Cho nên, nếu lỡ có gặp sếp quan tâm chi tiết thì nên biết cách trao đổi với sếp về cái chính yếu để sếp yên tâm, lúc đó thì cái thứ yếu của mình sẽ không ai đụng tới.
Bản năng tự nhiên là người ta không hiểu bề mặt thì sẽ phải đào sâu. Nếu để sếp phải đào sâu, mổ xẻ việc mình làm thì có lẽ chính bạn cần phải cảm ơn người sếp đó đã dành thời gian cho mình hơn là ghét người ta.
8. Phải trung thực
Ở đây, không nói về khía cạnh dối trá hay lừa lọc. Ý trung thực ở đây, trong vai trò của sếp là minh bạch với đồng sự về thực tế, cho dù nó có hoành tráng hay đang ẩm ương. Tôi giữ quan điểm là một khi sếp đã đề nghị mọi người đồng lòng, chung tay giúp đỡ thì có lẽ đừng nên đặt câu hỏi mà nên lao vào ngay.
Bởi vì, ở vai trò đứng đầu, nếu họ không giải quyết được ngay thì có nghĩa là đang nguy cấp. Lúc đó, bạn nào còn hỏi "Tôi làm việc này, tôi được gì?" thì câu trả lời của mình sẽ làm "Bạn được tự do, không cần làm." Như vậy, dễ thở hơn cho cả hai. Nhưng, để có được sự tận tâm của nhân viên, chắc 7 điều trên cần phải được thể hiện đã, trong lúc này hay lúc trước. Không ai khi không bán thân bán mạng cho một người sếp không ra gì ngay từ đầu.
9. Phải rộng rãi
Có nhiều chơi nhiều, có ít chơi ít! Lâu lâu bao trà sữa hay gà rán thì đừng nên đặt lên bàn cân. Tuy nhiên, cũng mong là những bạn được bao đừng có bào, vì để tới điểm số 9 này, có lẽ tôi đã trải qua chông gai với nhau nhiều rồi nên ai cũng có góp công góp sức, nên đôi lúc cũng nên góp vốn.
10. Phải tích cực
Cho dù có ai đó chọn con đường khác, vì không có cái gì hữu hình mà mãi mãi, thì nên giữ những điều tích cực dành cho nhau. Chỉ mong là ở con đường mới đó, các bạn sẽ tìm được hoặc trở thành một người sếp có những điểm trên, bởi vì sự hứng thú với công việc của các bạn là điều quan trọng nhất.
Đó chính là trách nhiệm của người làm sếp.
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.
Tác giả: Danny Quach - Theo Trí Thức Trẻ
----------------------
Anh phải làm việc
Khi bạn nói "Anh phải làm việc". Rất nhiều cô gái có thể nói với bạn: "Anh làm việc xong nghỉ sớm nhé". Nhưng không phải ai cũng đem cho bạn một tách cafe.
- Khi bạn nói: "Hôm nay anh không đưa em đi ăn được". Rất nhiều cô gái có thể nói: "Không sao, em có thể tự đi được". Nhưng không phải ai cũng hỏi: "Em có thể giúp gì không ?"
- Khi bạn không nói gì, rất nhiều cô gái có thể nói: "Anh không nhớ em, không quan tâm em sao ?". Nhưng không phải ai cũng hỏi: "Anh mệt lắm à ?"
- Và ngày mai khi bạn thành công, rất nhiều cô gái sẽ đến với bạn. Nhưng không phải ai cũng biết ngày hôm qua bạn đã phải cố gắng như thế nào.
Hãy nhớ người bên cạnh bạn lúc khó khăn mới chính là chân ái!
“Xét về khía cạnh đó [hạnh phúc, thành công], người quan trọng nhất cho tới thời điểm hiện tại chính là người bạn đời của bạn. Tôi không hề nói quá về tầm quan trọng của họ đâu”, Warren Buffet nói trong một buổi trò chuyện với Bill Gates đầu năm 2018.
Cre: st
----------------------
NHỮNG CẠM BẪY CHẾT NGƯỜI TRONG KINH DOANH
NHỮNG CẠM BẪY CHẾT NGƯỜI TRONG KINH DOANH
1. Thiếu hụt tiền mặt
Những đơn hàng lớn rất hấp dẫn nhưng chúng cũng chiếm dụng quá nhiều tiền như chi phí sản xuất, duy trì hàng tồn kho, phân phối, nhân công... Trong khi đó, các vị khách lớn thường đòi hỏi chu kỳ thanh toán dài. Nếu không tính toán kỹ, nhiều khả năng bạn sẽ thiếu hụt tiền mặt.
Để tránh điều này, bạn nên chủ động bằng cách vay ngân hàng. Với đơn hàng có giá trị lớn, bạn có thể thuyết phục được ngân hàng cho vay hay huy động vốn từ các nhà đầu tư.
2. Phí tổn ngầm
Những phí tổn ngầm, đặc biệt là chi phí liên quan đến pháp lý, thường khiến lợi nhuận vơi đi đáng kể. Phí tổn ngầm thường không ảnh hưởng lớn đến các công ty lớn nhưng lại tác động nguy hiểm đến các công ty nhỏ.
Để khắc phục điều này, nhiều công ty chọn giải pháp thương lượng hoặc tham gia mua bảo hiểm rủi ro.
3. Khách hàng lật lọng
William Seidman, giám đốc một công ty nhỏ ở Mỹ, chuyên thiết kế phần mềm và tư vấn chiến lược, đã mừng như bắt được vàng khi có cơ hội làm ăn với một công ty sản xuất phụ tùng ôtô lớn. Khi trao đổi qua điện thoại, một vị giám đốc của công ty đó cam kết với Seidman rằng, nếu hoàn thành tốt các yêu cầu của đơn hàng 40.000 USD này và cung cấp miễn phí một số tiện ích gia tăng, đơn hàng sau sẽ được nâng giá trị tới 500.000 USD. Nhưng sau khi đơn hàng 40.000 USD hoàn thành, đơn hàng tiếp theo trị giá 500.000 USD không bao giờ xuất hiện bởi vị giám đốc kia hoàn toàn không có quyền quyết định.
Bài học rút ra từ điều này là mọi điều khoản thỏa thuận phải được thể hiện bằng văn bản.
4. Điều khoản cho phép hủy bỏ hợp đồng
Các công ty lớn thường chèn thêm điều khoản cho phép họ hủy bỏ hợp đồng sau khi đã thông báo trước 30 ngày, không cho biết nguyên nhân. Các công ty nhỏ gần như không thể loại bỏ điều khoản này ra khỏi hợp đồng. Tuy nhiên, họ có thể đấu tranh để kéo dài thời hạn thông báo lên từ 6-9 tháng, lấy lý do là cần nhiều thời gian để cân đối dòng tiền nhằm thực hiện hợp đồng.
5. Không nắm thông tin thị trường
Công ty nước giải khát ở Los Ageles, Reed's Inc. của Chris Reed phải lâm vào cảnh phá sản khi BJ's Wholesale Club, công ty bán lẻ ở Ohio, dây dưa đến 300 ngày mới chịu thanh toán đơn hàng trị giá 350.000 USD, thay vì 30 ngày như quy định. Reed thừa nhận: "Nếu như tôi tìm hiểu kỹ thông tin về lịch sử giao dịch của đối tác thì Công ty sẽ không lâm vào cảnh như thế này".
Do đó, hãy luôn kiểm tra, tìm hiểu thông tin về đối tác qua bạn hàng và các nguồn tin khác. Nếu vẫn hoài nghi, hãy bắt đầu bằng đơn hàng nhỏ.
6. Marketing một cách hời hợt
Nhiều công ty lớn sẵn sàng nhận marketing sản phẩm cho bạn, nhưng với thái độ hời hợt."Hầu hết các doanh nghiệp mới thành lập chỉ có thể thanh toán chi phí dịch vụ cùng một lúc cho 1 hoặc 2 đối tác lớn. Và nếu đối tác không nhiệt tình, cơ hội thành công của sản phẩm sẽ rất thấp.
Vì thế, hãy xác định cụ thể ngân sách marketing cho sản phẩm kèm theo các điều khoản thưởng thỏa đáng nếu công việc được hoàn thành một các tốt đẹp.
7. Ràng buộc khi nhận đầu tư
Khi nhận đầu tư từ công ty lớn, công ty nhỏ luôn đứng trước nhiều ràng buộc như không thể bán sản phẩm hay tài sản cho công ty đối thủ của đối tác. Đồng thời, công ty nhỏ phải chia sẻ thông tin mật với hội đồng quản trị mới. Do đó, cần cân nhắc lợi ích ngắn hạn và ràng buộc dài hạn. Tốt nhất là tìm một luật sư giỏi.
8. Khoản giảm giá nguy hiểm
Công ty lớn chuyên phân phối sản phẩm có thể bất ngờ giảm giá bán sản phẩm của bạn. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu công ty. Vì thế, bạn cần đưa điều khoản "giảm giá" vào trong hợp đồng. Theo đó, công ty phân phối phải thông báo cho bạn trước khi họ giảm giá hoặc bạn quy định mức giảm giá tối đa cho họ.
9. Cái bẫy license (li-xăng)
Nhiều công ty lớn thuê doanh nghiệp của bạn phát triển sản phẩm, chuyển giao rồi bỏ rơi hoặc tuyên bố làm chủ công nghệ mà bạn đã phát triển. Theo David Barton, Chủ tịch công ty công nghệ EchoStorm (Mỹ), "bạn sẽ có được tiền nhưng mất đi giá trị thị trường của chính mình."
Tìm một luật sư giỏi là giải pháp tốt nhất.
10. Hoạt động kém hiệu quả
Các công ty phân phối lớn có thể trở nên "ì ạch" trong việc bán sản phẩm của bạn mà không rõ nguyên nhân. Do đó, hãy quy định những điều khoản cụ thể về tiến độ và chất lượng hoàn thành hợp đồng kèm theo mức phạt nếu không thực hiện được.
Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020
Quản trị là biến nhân viên của mình thành người phi thường
Quản trị là biến nhân viên của mình thành người phi thường
Theo GS Trường, quản trị công ty thì bao giờ cũng nắm được nhân sự trước nhất: "Yếu tố làm chúng ta thành công là làm sao để những người khác thích hợp tác với mình. Công nghệ nói sau, dự án nói sau, vì người với người, cái đó mới quan trọng."
"Bình thường mình chỉ rút từ một nhân viên khoảng 60%. Nhưng những người có động lực cao thì mình có thể lấy được 120, 140% từ năng lực năng lượng của họ.
Thêm vào đó, khi mà đã có năng lượng của người đó thì họ sẵn sàng làm việc nhóm. Tức là công ty của mình không chỉ có nhiều người giỏi, mà tập thể còn gấp đôi lần ba lần tập thể trước kia," GS nhận định.
Nhưng, làm thế nào để "lấy được 120, 140% từ người nhân sự?"
Câu trả lời của GS Phan Văn Trường là nhìn vào big picture (bản đồ kịch sĩ): "Bao giờ cũng phải nhìn vào bản đồ kịch sĩ. Nắm được hết rằng ai chơi trong trò chơi này, ai có quyền lợi gì và giải quyết được tất cả quyền lợi đó," như cách lãnh đạo Alsthom thể hiện sự trân trọng tài năng của Jean và Philip.
GS Phan Văn Trường nhấn mạnh sự khác biệt giữa quản trị và quản lý. Theo GS, nghệ thuật quản trị là biến nhân viên của mình thành người phi thường. Còn ngược lại, nếu không quản trị giỏi mà quản lý, thì chính những nhân viên đó có thể trở thành những người tầm thường, nếu không muốn nói là kém cỏi.
"Rất nhiều chủ doanh nghiệp không hiểu chuyện đó. Không những không tạo động lực, mà còn làm cho người ta mất động lực, mất tin tưởng. Không những họ không tin tưởng nữa vào sản phẩm của họ, tương lai của họ, mà họ còn không tin tưởng luôn vào tài năng lãnh đạo, sự bền vững và ổn định của công ty.
Những trường hợp này rất phổ biến. Do lãnh đạo không đủ giỏi, không hiểu thế nào là quản trị và thế nào là quản lý," GS Trường nói.
"Tôi phân bổ công việc một cách ngăn nắp, đó là thái độ quản lý. Còn thái độ quản trị là trả lời được câu hỏi: Làm sao thắng được dự án này. Tức là kiếm ra một chiến lược không thể nào thua được.
Sẽ không thấy được chiến lược đó nếu không có bản đồ kịch sĩ," GS Trường kết luận.
Theo: cafebiz
NGHỆ THUẬT “THẢ NEO" TRONG ĐÀM PHÁN & BÁN HÀNG
NGHỆ THUẬT “THẢ NEO" TRONG ĐÀM PHÁN & BÁN HÀNG
Hiệu ứng mỏ neo – có thể hiểu là dùng một thứ gì đó để “neo” tư duy con người. Cái “neo” ấy sẽ tác động đến đối tượng thông qua những thông điệp ngầm của người thả neo. Hiệu ứng mỏ neo được áp dụng rất nhiều trong cuộc sống, đặc biệt trong đàm phán kinh doanh, bán hàng...
Một ví dụ đơn giản của thả neo:
Một ngày nọ, công ty của bạn cần mua một lô hàng của đối tác. Vừa vào bàn đàm phán, đối tác đưa ra con số 1 triệu usd cho lô hàng. Lập tức, trong đầu bạn hình thành ngay các phương án đàm phán giảm giá quanh con số này.
Rõ ràng, với một lô hàng triệu đô, việc đàm phán giảm đi được 10% đã là một thành công vang dội, bạn đắc thắng mình đã thành công.
Tuy nhiên, ngay từ đầu bạn đã mắc vào “cái neo” mà đối phương thả. Bạn chỉ tìm các phương án đàm phán quanh cái neo triệu đô kia mà quên mất rằng mình hoàn toàn có những lựa chọn khác. Bạn có bao giờ tự hỏi, thay vì 1 triệu usd, nếu ban đầu đối phương đưa ra con số khác, 600 nghìn usd chẳng hạn, thì bạn đã bước vào bàn đàm phán với tâm lý khác - tâm lý đây không phải lô hàng triệu đô.
Tốt hơn hết, hãy đừng để đối phương có cơ hội thả neo, mà ngay từ đầu đàm phán, bạn hãy mở bài trước, hãy cho một mức giá phù hợp, để không phải mất công đôi bên, rằng tôi đã hiểu rõ về mặt hàng này, về giá cả thị trường…Và từ mức “thật” hơn này, bạn sẽ dễ dàng đàm phán hơn.
Tuy nhiên, nếu trên bàn đàm phán bạn lỡ để đối phương “thả neo” trước, hoàn toàn có thể phản công bằng phương án neo lại mỏ - đối phương thách cao thì mình trả lại thật thấp rồi đàm phán ngược lại.
Ngoài ra, nhiều lúc trong đàm phán, im lặng là vàng, và im lặng cũng là cái neo chính bạn thả ra cho đối phương. Có một người liên hệ Einstein để mua lại phát minh của ông, bèn hỏi ông muốn nhận về bao nhiêu cho phát minh đó. Einstein đang phân vân không biết liệu ra giá 200 hay 300 usd có quá cao không, thì đối tác thấy ông chần chừ, sợ mất cơ hội nên nói trước: “Vậy ông thấy 4.000 usd có được không?”
Trong bán hàng, hiệu ứng mỏ neo cũng được sử dụng rất nhiều và hay đi kèm với việc giảm giá, khuyến mãi. Chẳng hạn, một chiếc áo đẹp để giá 1.5 triệu người ta thấy đắt không mua, nhưng treo giá 3 triệu gạch đi với chữ SALE 50% thì sẽ thu hút khách hàng hơn nhiều.
Hoặc tương tự như hiệu ứng chim mồi, bạn thêm vào một lựa chọn thứ 3 kém hấp dẫn hơn. Ví dụ, khi bạn muốn bạn một chiếc túi xách có giá 100usd, nên đặt ra vài combo khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Combo 1 là chiếc túi xách đi kèm 1 chiếc ví nhỏ đồng kiểu giá 180usd; combo 2 là chiếc túi xách kèm chiếc ví và kèm thêm 1 chiếc ba lô cùng kiểu giá 220usd.
Rõ ràng, theo tâm lý, người mua sẽ chọn mua 1 chiếc túi xách như ý định ban đầu, hoặc combo thứ ba bao gồm cả túi xách, ví và balo cho đồng màu đồng kiểu. Chắc chắn sẽ không lựa chọn combo 2 món bởi giá của nó không hợp lý. Combo 2 món chính là cái mỏ neo, hay “chim mồi” để tăng doanh số bán hàng mà vẫn khiến khách vui vẻ vì họ đã có quyền tự lựa chọn.
Con người thường dựa vào thông tin xuất hiện trước tiên để so sánh cũng như đưa ra quyết định. Người nào biết tận dụng hiệu ứng tâm lý này để “neo” đối tác đàm phán cũng như dễ dàng tiếp cận tâm lý khách hàng thì sẽ sớm bước tới thành công.
Quản trị con người
“Cứ quay về bản chất con người có ai tự giác làm việc đâu. Kể cả như tôi, bảo tôi tự giác làm việc tôi cũng chả tự giác, chơi thích hơn làm. Nhưng nếu có áp lực, có động lực hẳn hoi thì tôi sẽ cố làm. Với các bạn nhân viên cấp cao cấp thấp gì cũng thế” - Chủ tịch HĐQT Vingroup Phạm Nhật Vượng
“Sau 10 năm thực hiện chính sách kiểm soát chặt chẽ, chúng tôi mới nhận ra hình như mình ảo tưởng… Làm sao có chuyện nhân viên đi làm trong tâm trạng lo lắng, không vui vẻ, lại có thể đem lại sự vui vẻ cho người khác? Bạn không thể nào đưa cho người khác cái mà bản thân bạn không có.” - Chủ tịch Thegioididong Nguyễn Đức Tài.
Hai trường phái quản trị đối lập của hai nhà lãnh đạo xuất chúng, ai mới là người đúng đắn?
---------
GS Phan Văn Trường chỉ ra sai lầm quản trị của các tập đoàn lớn tại VN
GS Phan Văn Trường chỉ ra sai lầm quản trị của các tập đoàn lớn tại VN
Có tập đoàn địa ốc quy mô lớn tạo ra ganh đua không lành mạnh trong nội bộ, còn một tổng công ty nhà nước muốn quốc tế hóa khi chưa đủ lực. Đó nhận định của GS Phan Văn Trường.
Cuối tuần qua, cuốn sách mới Một đời quản trị của GS Phan Văn Trường ra mắt tại TP.HCM. Sách do NXB Trẻ ấn hành, tiếp nối cuốn sách về kinh doanh và quản trị trước đó của cùng tác giả là Một đời thương thuyết.
Một đời quản trị không chỉ viết về nghệ thuật quản trị, một chủ đề vẫn chưa được bàn thấu đáo ở Việt Nam, mà còn là câu chuyện cuộc đời của GS Phan Văn Trường, một người Việt tài danh trên trường quốc tế.
Những sai lầm quản trị
GS Phan Văn Trường nổi tiếng với khả năng thuyết giảng dễ hiểu và gần gũi về các vấn đề chuyên môn phức tạp với số đông công chúng. Trước câu hỏi về khả năng quản trị của các tập đoàn hàng đầu trong nền kinh tế Việt Nam, GS nói: "Tôi cần xin lỗi trước các lãnh đạo những tập đoàn này vì dù sao họ đã dẫn dắt nền kinh tế của chúng ta được như ngày hôm nay".
Cách dùng từ của GS Phan Văn Trường khá mạnh mẽ nhưng ông góp ý với thái độ chừng mực, hiểu biết. Ông lý giải: "Nhân viên không thể nào chịu nổi sự ganh đua đó, họ sẽ cảm thấy tủi nhục và bị lãnh đạo nghi ngờ sự cố gắng của mình".
GS Phan Văn Trường cũng từng trò chuyện với ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc tập đoàn Viettel. Ông được ông Hùng chia sẻ về khát vọng "quốc tế hóa" tập đoàn viễn thông này.
"Quốc tế hóa không phải chỉ là nói tiếng Anh. Khi đưa nhân viên ra nước ngoài để quốc tế hóa, người lãnh đạo phải biết liệu nhân viên của mình sang nước ngoài sống để làm việc thì có thể quen với tập quán ở đó không. 60-70% người Việt Nam cứ 3 ngày thiếu nước mắm là không sống nổi rồi", GS phân tích.
Theo GS, vấn đề lớn nhất khi tập đoàn Viettel muốn quốc tế hóa chính là nhân lực. Mà con người là yếu tố quan trọng nhất trong quản trị. Tập đoàn này từng gửi nhân viên đến Mozambique 1 năm để làm việc. Nhân viên phải sống xa gia đình vì vợ con họ không thể sang cùng: vợ không có việc làm còn con khó tìm trường học.
Muốn làm việc, nhân viên phải chấp nhận sống xa gia đình một năm. Ở những trường hợp như vậy, nhân viên khó công tác hiệu quả.
Một trường hợp khác mà GS Phan Văn Trường có trải nghiệm trực tiếp vì ông từng ở trong hàng ngũ lãnh đạo, đó là Tân Hiệp Phát. Ông kể, trong một lần tìm kiếm giám đốc tài chính, tập đoàn này đã họp rất kỹ để vạch ra một ma trận những tiêu chí của vị trí này.
Sau đó, họ tuyển được một giám đốc tài chính xuất sắc từ Mỹ về. Nhưng vấn đề là, chỉ 6 tháng sau, vị giám đốc tài chính mới cũng nộp đơn từ chức. Lý do nằm ở đâu? Khi GS Trường hỏi kỹ, câu trả lời là: "Tất cả những hóa đơn từ 100.000 đồng trở lên chỉ có một người duy nhất được ký, là Trần Quý Thanh (nhà sáng lập tập đoàn Tân Hiệp Phát - PV)".
Và như vậy, số hóa đơn mà ông chủ tập đoàn cần ký mỗi ngày cao đến... một thước. Vị giám đốc tài chính đẳng cấp thế giới với khoản tiền lương khủng, được mời về với rất nhiều kỳ vọng, cuối cùng lại không có thực quyền và chỉ còn cách từ chức.
Những câu chuyện thực tế như vậy, GS Phan Văn Trường chọn không đưa vào sách, nhưng ông thẳng thắn phân tích khi giảng dạy hoặc diễn thuyết công cộng, vì cho rằng những kinh nghiệm đó rất cần thiết với sinh viên - các nhà quản trị tương lai của đất nước.
Theo: zingnews
Nghệ thuật quản trị: Bẩm sinh hay do rèn luyện?
Nghệ thuật quản trị: Bẩm sinh hay do rèn luyện?
Quản trị là một nghệ thuật, nhà quản trị là một nghệ sĩ. Thật vậy, quản trị cũng như hội họa hay âm nhạc, là một thứ nghệ thuật và để có được nó không phải dễ dàng gì. Để học được môn nghệ thuật ấy cần sự kiên trì rèn luyện, ham học hỏi. Tuy nhiên để trở thành một người nghệ sĩ, một nhà quản trị thì như vậy là chưa đủ. Ở trong mỗi người cần phải có sự đam mê và nhất là khi muốn nghệ thuật đó thăng hoa thì yếu tố bẩm sinh là không thể thiếu. Vậy nên có thể nói rằng quản trị không phải là làm nghề mà là sống với nghề.
Đừng nhầm lẫn giữa quản lý và quản trị
Đây là điều mà GS Phan Văn Trường nhấn mạnh trong cuốn sách của mình rằng quản lý và quản trị là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Có rất nhiều nhà lãnh đạo đã nhầm lẫn giữa hai khái niệm này và kết quả là doanh nghiệp của họ cứ dần tiến đến bờ vực phá sản. Nghĩa địa của những tập đoàn khét tiếng một thời đầy rẫy những doanh nghiệp được quản lý cực kỳ tốt nhưng lại không được quản trị một cách sáng suốt với những người lãnh đạo thiếu tầm.
“Chính đây là ý niệm cốt lõi của sách này: tách bạch quản trị với quản lý. Tôi cho đây là việc làm vô cùng quan trọng, vô cùng hữu ích cho tất cả những ai muốn hiểu thêm về quản lý và quản trị!” – GS Trường chia sẻ.
MUỐN THOÁT NGHÈO TRƯỚC 40 TUỔI, HÃY LẮNG NGHE 15 LỜI KHUYÊN CỦA TỶ PHÚ LÝ GIA THÀNH
MUỐN THOÁT NGHÈO TRƯỚC 40 TUỔI, HÃY LẮNG NGHE 15 LỜI KHUYÊN CỦA TỶ PHÚ LÝ GIA THÀNH
Tỷ phú Lý Gia Thành đã từng nói: “Nếu muốn làm giàu, bất luận bạn là nam hay là nữ, là người làm công hay người đã thành công, thì bạn phải hiểu được và làm được những điều này trước 40 tuổi”.
1. Đây là xã hội thực dụng, tình cảm không thể biến thành “cơm”
Đừng bao giờ tin những câu chuyện tình yêu, tình ái bạn thấy ở trong phim ảnh. Đó chỉ là nơi để những người xa lạ nói hay tưởng tượng về cảm xúc của họ mà thôi. Chỉ có những người không lí trí và không thực tế mới tin mà thôi.
Bạn nên biết rằng, xã hội mà bạn sống thật sự khốc liệt, thực dụng đến mức độ nào, nếu bạn cứ mãi sống theo tình cảm của bản thân, quên mất đi những gì thực tế đang diễn ra trước mắt thì bạn sẽ mãi thụt lùi và sống trong giấc mộng. Cũng không thể nói, sống mà không tình cảm được, nhưng hãy cân bằng nó.
2. Phải có mục tiêu rõ ràng cho bản thân
Có thể bạn không giỏi như những người khác, xuất phát điểm bạn không tốt như những người xung quanh, nhưng thông qua quá trình nỗ lực, có thể bạn sẽ tự thay đổi vận mệnh của bản thân đến 70%. Để làm được điều đó, và không khiến bản thân đi sai hướng thì hãy nên có mục tiêu rõ ràng, cụ thể và phải thực tế.
3. Bạn bè mời ăn cơm, đừng bao giờ cho rằng đó là lẽ đương nhiên
Trong xã hội thực dụng này, hãy nên biết rằng “Có qua thì phải có lại”, không ai cho không ai điều gì. Nếu như bạn không hiểu được đạo lý này, thì danh tiếng của bạn sẽ càng ngày càng tệ đi. Có thể, người khác mời bạn đi ăn, giúp đỡ bạn lúc bạn cần, dù rằng họ không yêu cầu hoàn trả nhưng hãy nghĩ đến việc họ giúp bạn với tấm lòng biết ơn.
4. Hãy tìm cho mình một người bạn tri kỉ
Đừng nghĩ rằng bản thân rất khôn khéo, khéo léo, và xung quanh đâu đâu cũng là bạn bè của mình, điều đó không chứng tỏ được việc bạn có một người sẽ luôn bên cạnh bạn. Một lúc nào đó khi bạn trở nên “vô giá trị”, ví dụ như lúc khởi nghiệp thất bại, gặp muôn vàn sự mệt mỏi trong công việc. Khi đó bạn mới nhận ra ai mới là bạn thật sự của mình. Họ sẽ là người thật sự đối xử tốt với bạn và bên cạnh bạn lúc khó khăn.
5. Đừng quá mộng tưởng
Vận mệnh của bản thân luôn nằm trong tay của bạn. Khi bạn nghe và tin theo những lời mê tín nói rằng bạn sẽ trở nên giàu có trong tương lai, thì bạn bắt đầu mộng tưởng về cuộc sống nhiều tiền, hoặc bạn được phán rằng sau này bạn sẽ nghèo hơn chẳng hạn, thì tốt nhất bạn nên mặc kệ những điều đấy và hãy giành thời gian ra nghĩ cách làm sao để kiếm tiền.
6. Đừng nói xấu người khác sau lưng
Cùng người khác phân bua đúng sai thì bản thân phải là người biết cái nào đúng, cái nào sai. Hãy nhớ rằng, “họa từ miệng mà ra” , hãy chừa cho mình một con đường lui. Nói xấu người khác không làm bạn tốt hơn, đặc biệt là nói sau lưng.
7. Chế ngự, khắc phụ bản tính của bản thân
Ai cũng có quán tính bẩm sinh, nhưng chúng ta có thể thay đổi được những bản tính đó, đặc biệt là những bản tính hay quán tính không tốt. Mọi người xung quanh bạn vẫn đang thay đổi, bạn cũng nên nhận ra và bắt đầu thay đổi bản thân mình để bắt kịp được nhịp xã hội. Đối với mỗi câu chuyện, mỗi vấn đề nào đó, bạn đừng để đến khi người khác làm xong rồi, bạn mới nghĩ đến. Đừng để khi người khác đã kiếm được rất nhiều tiền, thì bạn mới bắt đầu.
8. Nên biết rằng mình phải làm những gì
Khi màn đêm buông xuống, hãy tự hỏi rằng, kế hoạch trong tương lai như thế nào, sau đó theo hướng đó để nỗ lực. Đừng bao giờ làm những chuyện vô nghĩa, không có kết quả cụ thể, những chuyện vô bổ đó chỉ làm cho bạn mất thời gian hơn mà thôi.
9. Học cách mạnh mẽ bước ra ngoài
Bất cứ một con đường nào, cũng đều là người người đi đến. Đáng sợ nhất là, chỉ có mình bạn vẫn mãi bị mắc kẹt trong nhà. Đừng ngại chuyện bản thân không vượt qua , mạnh mẽ bước ra ngoài, đối diện với tất cả, tự khắc bạn sẽ biết con đường nào giành cho mình.
10. Là nữ nhân, đừng bao giờ cho rằng sự nghiệp của bản thân là không quan trọng
Nấu cơm, giặt quần áo, trông con, đây không phải là nghĩa vụ của phụ nữ, mà đây cũng là nghĩa vụ của người đàn ông. Đừng cho rằng, phụ nữ luôn chỉ thích hợp ở nhà nội trợ, đàn ông thì kiếm tiền. Tất cả những việc xây dựng gia đình đều là của chung. Vì vậy, bản thân người phụ nữ hãy nên có cho mình một sự nghiệp ổn định, tự chủ kinh tế.
11. Những lúc nhàn rỗi cũng đừng làm những chuyện vô bổ
Bất kì ai cũng có đam mê, sở thích riêng, nhưng phải biết mức độ, hạn chế chơi những loại game dễ làm người chơi “nghiện”. Việc bạn tốn thời gian cho những loại game vô bổ, nó không những không khiến bạn thành công hơn, mà nó còn ảnh hưởng đến những mặt khác trong cuộc sống của bạn.
Đọc sách, tìm hiểu quy trình kinh doanh, phạm vi quản lý, vấn đề quốc tế, pháp luật,…Đây là những việc có thể giúp bạn nâng cao kĩ năng, trí thức hay giúp bạn chủ động hơn trong các cuộc hẹn, họp hay buổi đàm phán.
Đây là một xã hội không ngừng phát triển, không học tập, tiếp thu, cải thiện bản thân thì sẽ khiến bản thân thụt lùi với xã hội. Và có những lúc bạn sẽ bị xã hội đào thải.
12. Đừng bỏ qua bất cứ cơ hội nào giúp bạn thành công
Cơ hội giúp bạn thành công tất nhiên sẽ có, và rất nhiều, hãy học cách nắm bắt thời cơ. Đây là điều rất quan trọng, chỉ có như vậy bạn mới không hối hận.
Chẳng hạn như bạn nhận thấy có một hạng mục rất thích hợp, nhu cầu thị trường rất lớn, nhưng bạn không dám nhận công việc, trốn tránh, thay vào đó người khác đã lấy mất đi cơ hội của bạn, không những thế mà họ còn làm rất tốt, giây phút này bạn sẽ cảm thấy vô cùng hối hận.
13. Khi làm một việc gì đó, trước khi thành công, đừng nói lung tung
Sau khi bạn thành công rồi thì tự khắc mọi người sẽ biết điều đó, vậy trước đó bạn cũng không cần phải nói lung tung cho ai cả. Đây chính là hiệu ứng của “thời đại của tin tức” mang lại.
14. Luôn giữ bản thân chỉn chu
Hãy luôn giữ bản thân mình gọn gàng, chỉnh chu và sạch sẽ trong mắt người khác. Đừng nên làm mọi người cảm thấy khó chịu vì bản thân mình luộm thuộm và điều này làm cho bạn bị mất đi vài mối quan hệ, cơ hội.
Đừng cho rằng bạn là nam giới thì không cần phải chăm sóc bản thân. Rất nhiều nam giới không để ý tới những yếu tố nhỏ nhặt về bản thân, điển hình là sức khỏe. Bạn nên nhớ rằng sức khỏe so với bất cứ thứ gì đều quan trọng hơn cả. Hãy giữ cho bản thân một sức khỏe tốt, có sức khỏe bạn có thể làm được nhiều việc, nhưng không có sức khỏe thì mọi thứ đều trở nên vô nghĩa.
15. Tự lực cánh sinh, không cần dựa dẫm vào bất cứ ai
Con người ai cũng có một chút tính ích kỷ, chỉ có bản thân mình mới chính là chỗ dựa của chính mình cũng chính là chỗ dựa đáng tin nhất. Vì thế, hãy luôn cố gắng luôn khiến bản thân trở nên lớn mạnh. Trên thế giới này, người nào mạnh, người đó mới có tiếng nói.
Cuối cùng, hãy dám đối diện với thất bại, ai cũng có cơ hội thành công của riêng mình, điều này phải xem bạn có nắm lấy cơ hội đó cho bản thân hay không.
Nguồn Lifepost