Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021

LỖI TƯ DUY: GÓC NHÌN PHIẾN DIỆN

 LỖI TƯ DUY: GÓC NHÌN PHIẾN DIỆN

Trong quyển Factfulness (quyển sách được Bill Gates đánh giá là "phải đọc"), tác giả nói về lỗi tư duy "góc nhìn phiến diện" mà các chuyên gia hay mắc phải. Ông kể rằng, ông từng dự một buổi họp mặt lớn của các nhà khoa học ngành y (bao gồm cả những chuyên gia hàng đầu từng đạt giải Nobel). Nhưng khi được hỏi 1 câu trắc nghiệm về tỉ lệ tiêm chủng (đoán mò cũng có xác suất đúng ~33%) thì ngạc nhiên thay chỉ có 8% chuyên gia trả lời đúng và đến 92% chuyên gia trả lời sai.

Sốc? Vấn đề chỉ đơn giản là các chuyên gia này có thể rất giỏi trong ngành y nhưng tỷ lệ tiêm chủng lại một khía cạnh rất khác (dù thoạt nghe cũng có vẻ liên quan đến ngành y đó).

Tương tự như vậy, vào năm 1998, nhà kinh tế học lỗi lạc (giải Nobel Kinh tế) - Paul Krugman - từng cho rằng: “Đến khoảng năm 2005, tác động kinh tế của Internet cũng chẳng hơn gì máy fax”.

Sự thật sau đó ngược lại hoàn toàn: Trong giai đoạn 2007-2018, đóng góp của Internet vào kinh tế Mỹ tăng từ 439 tỷ đô lên 2100 tỷ đô — nhanh hơn 9 lần so với tốc độ tăng của cả nền kinh tế Mỹ trong cùng khoảng thời gian. Ngày hôm nay, Internet trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của hàng tỉ người, bao nhiêu người còn dùng máy fax?

Hiện tại, một số chuyên gia kinh tế bởi vì chỉ hiểu về kinh tế, nên thậm chí không phân biệt được thế nào là tiền ảo (lừa đảo) và thế nào là tiền mã hóa (cryptocurrency), chứ đừng nói là phân biệt giữa tiền mã hóa (cryptocurrency) và tài sản mã hóa (crypto asset). Tôi biết rằng hiện tại ở Việt Nam, có lẽ 95% dự án đầu tư liên quan (hoặc núp bóng crypto) là lừa đảo. Chính vì thế, tôi vẫn thường xuyên cập nhật các phân tích chi tiết và hướng dẫn học viên của mình cách tránh những dự án này. Nhưng tôi cũng không bao giờ vơ đũa cả nắm như các vị chuyên gia chưa tìm hiểu đủ kỹ và đủ sâu vấn đề.

Có bạn học viên đã từng hỏi tôi tại sao không tranh luận với các chuyên gia đó đến cùng. Tôi chỉ cười và trả lời: "Tôi may mắn tốt nghiệp 2 chuyên ngành là Công Nghệ và Kinh Tế ở một trường ĐH nằm trong TOP11 của thế giới, nên dễ tiếp cận crypto hơn những người chỉ học một chuyên ngành là kinh tế. Nhờ vậy, tôi biết đủ nhiều để biết mình chẳng biết gì nhiều cả. Thôi thì thay vì tranh luận qua lại mất thời gian thì dành thời gian học thêm. Lùi một bước để thấy, kiến thức như biển rộng, hiểu biết như trời cao."

Nếu bạn nào muốn đầu tư crypto một cách nghiêm túc thì cần phải học 3 thứ quan trọng mà nhà đầu tư nào cũng cần phải biết: (1) Quản trị rủi ro, (2) Quản lý vốn và (3) Tâm lý đầu tư.

Thỉnh thoảng cao hứng tôi có chia sẻ về một số kết quả đầu tư của mình nhưng tôi chưa bao giờ kêu gọi đầu tư vào bất kỳ loại crypto asset nào trên Facebook (cho dù là các dự án nghiêm túc). Tất cả học viên đã thực sự theo học lớp của tôi đều biết rõ tôi luôn nhắc nhở phải làm đúng 3 thứ trên để giảm thiểu rủi ro khi tham gia đầu tư vào lớp tài sản mới nổi như crypto và tăng cơ hội lợi nhuận.

Cuối cùng, blockchain (công nghệ nền tảng của crypto asset) sẽ là Internet hay cái máy fax thì chỉ có thời gian mới trả lời được. Nhưng là một nhà đầu tư chuyên nghiệp, tôi có một chiến lược cụ thể, bài bản từ đầu để sẵn sàng cho mọi tình huống.

Nếu bạn là người mới, trước khi bước chân vào việc đầu tư bất cứ thứ gì, thì hãy hiểu một sự thật không hề thay đổi. Đó là khi bạn không có kiến thức bạn sẽ bị dắt mũi dễ dàng ngay cả ở những kênh đầu tư truyền thống chứ đừng nói đến crypto. Thậm chí khi bạn không có kiến thức, gửi tiền vào ngân hàng cũng tiềm ẩn rủi ro. Cho nên, vấn đề không phải là một kênh đầu tư rủi ro đến mức nào, mà vấn đề nằm ở kiến thức và hiểu biết của mỗi người.

Hãy lùi một bước để thấy, kiến thức như biển rộng, hiểu biết như trời cao, còn ta thì nhỏ bé lắm.

Có thể là hình ảnh về ‎văn bản cho biết '‎progresswhen w facts rather than our inherent biases. BARACK DBAMA FACT Intra Academy ChrhPhyc Dirh Coo هtفا FUI TEN REASONS WE'R WRONG ABOUT WORLD- AND WHY THINGS ARE BETTER THAN YOU NESS Hans Rosling Ola Rosling Resling Rönnlund‎'‎

0 nhận xét:

Đăng nhận xét