Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021

OPC là 1 giao thức

 OPC là 1 giao thức cho phép kết nối các phần mềm SCADA tới các dòng PLC của các hãng khác nhau.Việc thực hiện kết nối này thông qua OPC Server,nó như 1 cầu nối trung gian giữa OPC Client và PLC.Do đó,thông thường,các OPC Server sẽ là 1 tập hợp gồm nhiều driver của các dòng PLC cho phép kết nối.Dữ liệu được truyền nhận từ PLC đến OPC Client,trong đó OPC Client có thể sử dụng các phần mềm SCADA(Wincc,Citect,RSView32,MC-Word,Labview...),HMI(Wincc Flexible,Vijeo Designer...) hay sử dụng Visual Basic hay có thể sử dụng chính OPC Client tích hợp trong phần mềm.


Việc truyền nhận thông qua OPC đã làm mềm dẻo hơn cho việc kết nối trong tự động hóa.Có thể liệt kê 1 số phần mềm OPC mạnh hiện nay như KepserverEX V5 hỗ trợ trên 160 dòng PLC,phần mềm TopServer,phần mềm OPCTechServer....Đây là những dòng phần mềm OPC hỗ trợ hầu hết các hãng PLC.

Tuy nhiên,mỗi hãng thông thường đều cho ra đời riêng 1 phần mềm OPC cho riêng mình.Siemens S7-200,S7-1200 có thể sử dụng PC Access(S7-1200 hạn chế chỉ truy xuất được DB1,khắc phục điều này bằng cách sử dụng KepserverEX).Siemens S7-300,S7-400 có thể sử dụng Simatic.Net OPC để kết nối.Ngoài ra,các dòng PLC Siemens hỗ trợ kết nối Ethernet có thể sử dụng OPC Matrikon .Schneider thì có OPC OFS(OPC Factory Server).Omron thì có CX-OPC Server...

Kết nối giữ OPC và PLC thông thường tối đa là 8 kết nối cùng 1 thời điểm,điều này chính xác cho kết nối giữa S7-200--PC Access VÀ 7-1200.Còn các dòng PLC khác thì nhờ các bác cho thêm thông tin vậy.

Cấu hình kết nối OPC với PLC,thông thường sẽ qua 4 giai đoạn,trước hết phải chọn Channel cho thiết bị,channel ở đây mình sẽ chọn dòng sản phẩm của hãng nào đó,sau đó cấu hình cho cổng truyền thông,diagnostics...Sau đó,mỗi channel có thể chọn nhiều thiết bị,ở đây ta có thể chọn chính xác thiết bị nào thuộc channel ở trên.Giai đoạn thứ 3 là tạo group tag cho dễ quản lí,sau đó tạo tag cho kết nối.Cuối cùng,để tesk kết nối ta có thể sử dụng tính năng test client tại mỗi OPC Server đều cung cấp.Đến đây,ta đã có thể kết nối OPC với PLC thành công.
OPC DA sinh ra để phục vụ trao đổi dữ liệu LOCAL (Tức là OPC Server và OPC Client cùng cài trên một máy). Nhưng thực tiễn thì rất nhiều mô hình lại áp dụng giao thức này trên Network (Tức là OPC Server và OPC Client cài trên 2 máy tính khác nhau). Dĩ nhiên, do bản chất sinh ra chỉ chạy LOCAL nên cũng có khá nhiều hạn chế. Bạn nào muốn dùng giao thức này trên Network thì cứ giải quyết được bài toán khai báo Service DCOM của Windows là xong.
OPC UA là giao thức hiện tại, giải quyết rất nhiều hạn chế mà OPC DA bó tay

0 nhận xét:

Đăng nhận xét