Thứ Tư, 4 tháng 8, 2021

Hướng dẫn lập trình PLC Mitsubishi phát xung điều khiển Servo

 

Trong ví dụ này, loại PLC Mitsubishi được sử dụng là FX Series, phần mềm lập trình là GX Developer V8.91

 

 

1. SƠ ĐỒ ĐẤU DÂY:

 

 

Chân Y0 quy định là chân phát xung điều khiển vị trí

Chân Y1 quy định là chân phát xung điều khiển chiều quay.

 

2. LẬP TRÌNH PLC PHÁT XUNG ĐIỀU KHIỂN

- Một số lệnh phát xung cơ bản:

+ PLSY : Phát xung vuông cho phép cài tần số và số xung.

+ PLSR : Phát xung vuông tương tự lệnh PLSY nhưng có thêm tham số hiệu chỉnh việc tăng tần số phát xung và giảm tần số phát xung khi khởi động và kết thúc lệnh phát xung. Việc này tạo sườn dốc khi khởi động và dừng, giúp làm mềm chuyển động hơn lệnh PLSY ở những tốc độ cao.

+ DRVI : Phát xung kèm thêm phát lệnh đảo chiều theo giá trị +/- của xung. Lệnh này cũng cho phép cài đặt chỉ số hiệu chỉnh sườn dốc khi bắt đầu và chuẩn bị kết thúc lệnh. Mỗi lần phát xung, số xung được tính tương đối theo lệnh.

+ DRVA : Tương tự lệnh DRVI, nhưng vị trí ban đầu được xác định tuyệt đối. Số xung sẽ lưu lại trong thanh ghi và xác định tuyệt đối so với điểm ban đầu.

Chú ý: Đối với những lệnh 32 bit, ta thêm chữ D vào đầu lệnh: DPLSY, DPLSR, DDRVI, DDRVA.

 

3. VÍ DỤ LẬP TRÌNH PLC MITSUBISHI PHÁT XUNG ĐIỀU KHIỂN

 Ví dụ 1: Lệnh PLSY

Cấu trúc lệnh: (D)PLSY S1 S2 D

Trong đó:       S1 là tần số phát xung (Hz).

                        S2 là số xung phát ra.

                        D là chân phát xung của PLC

 

+ Ví dụ 2: Lệnh PLSR

Cấu trúc lệnh: (D)PLSR S1 S2 S3 D

Trong đó:       S1 là tần số phát xung (Hz)

                        S2 là số xung phát ra.

                        S3 là thời gian tăng/giảm tốc (ms)

                        D là chân phát xung của PLC

 

 

Mọi thắc mắc hay cần tư vấn thêm xin liên hệ công ty để được trợ giúp, lưu ý có ưu tiên cho khách hàng mua hàng ở công ty.

Địa chỉ: 215A phố Thịnh Liệt, quận Hoảng Mai, Hà Nội (Có bản đồ cuối Tran

0 nhận xét:

Đăng nhận xét