Cơ điện HUẾ HƯƠNG chuyên:
- Quấn mới, sửa chữa động cơ điện, mô tơ điện các loại....
- Máy phát điện.
- Nồi cơm điện, quạt điện....
- Nhận làm kích điện
Khách hàng là yếu tố quan trọng quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Điều này là dễ hiểu vì sản phẩm được sản xuất ra với mục đích đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nếu sản phẩm không đáp ứng được, người tiêu dùng từ chối mua hàng và hậu quả là doanh nghiệp không có đủ lợi nhuận để duy trì và phát triển.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, số lượng nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng mong muốn của số đông khách hàng ngày càng nhiều. Điều này mang đến cho họ đa dạng sự lựa chọn.
Để khách hàng biết đến và quyết định sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một chiến lược marketing phù hợp. Đó là lấy khách hàng làm trọng tâm, sẵn sàng trao gửi những giá trị tuyệt vời nhất đến họ.
Hãy là người chủ có trách nhiệm với khách hàng của mình. Chỉ khi khách hàng cảm nhận được sự tận tâm và chu đáo của bạn thì doanh nghiệp mà bạn gây dựng nên mới có cơ hội dẫn đầu thị trường.
THẾ GIỚI NÀY CÓ HƠN 7 TỶ NGƯỜI. VÀ BẠN KHÔNG THỂ LÀM HÀI LÒNG TẤT CẢ.
"Chó vẫn sủa và đoàn người vẫn đi."
Cuộc sống là vậy! Dù bạn có làm tốt phần mình đến mấy, thì từ đâu đó, bằng cách nào đó vẫn cứ sẽ xuất hiện những kẻ chỉ đợi bạn thành công là lao ra để chửi bới, xăm soi tìm lỗi sai. Họ như những con thú dữ, chỉ chực đè bạn xuống, cắn xé bạn, phá huỷ bạn, ... bởi bạn đã dám thành công trong khi họ chưa kịp có gì!
Ba phần tảng băng nổi trên mặt nước kia không khiến họ nhìn được 7 phần chìm sâu bên dưới. Bởi tâm hồn họ, trái tim họ, lí trí họ đã bị che lấp đi bởi sân si, đố kị, hoài nghi, mất niềm tin.
Họ không nhìn thấy được 7 phần băng chìm ấy là những chuỗi ngày rèn luyện khổ cực, là những giọt mồ hôi, thậm chí cả là máu, là những thất bại, là những lần làm đi làm lại mãi vẫn không thành công, cả những lần mệt tưởng như muốn từ bỏ.
Họ không nhìn thấy. Bởi họ không muốn nhìn.
Họ không chấp nhận bạn không phải vì họ ghét bạn. Mà bởi họ không dám phủ nhận họ. Họ không dám nhận bản thân họ là một kẻ thất bại. Mà trớ trêu thay, thành công của bạn lại vô tình làm tổn thương họ! Nên họ tìm cách đổ lỗi cho bạn, như một thứ vũ khí để bảo vệ họ!
Hãy thử hỏi,
Bạn đang cố gắng vì điều gì? Cho chính bản thân bạn? Cho ước mơ của bạn? Cho mục tiêu của bạn? Cho những người yêu thương ủng hộ bạn?
Hay...
Cho cả họ nữa?
Bởi suy cho cùng, họ đáng thương hơn đáng ghét!
Hãy dang tay ra và ôm lấy họ! Hãy xoa dịu vết thương cho họ! Hãy dùng tình yêu và trái tim để chữa lành những vết rạn trong lòng họ!
Hãy dùng chính những giá trị tốt đẹp của bạn để giúp họ tốt lên! Và một ngày nào đó, họ sẽ rất biết ơn bạn vì ngày hôm nay!
Hãy nhớ, những gì xuất phát từ trái tim ắt sẽ chạm được đến trái tim.
Tình yêu cảm hoá được mọi điều sắt đá nhất trong cuộc đời này!
Chúc bạn luôn tràn ngập yêu thương trong tim và sống như những đoá hoa!
Trên đời này, 3 LOẠI TIỀN - nghèo đến mấy cũng KHÔNG ĐƯỢC TIÊU, 3 LOẠI NGƯỜI - giàu đến mấy cũng KHÔNG TIN TƯỞNG, 3 LOẠI NƠI - buồn đến mấy cũng ĐỪNG ĐẶT CHÂN VÀO
-------------------
Ba loại tiền nghèo đến mấy cũng không được tiêu
Tiền ai cũng thích, tiêu tiền có lẽ là chuyện đơn giản nhất trên đời này, nhưng không phải tiền nào cũng có thể tiêu. Đặc biệt là với 3 loại tiền tài sau, tránh xa càng sớm càng tốt để không đánh mất giới hạn và bản tính của chính mình:
1. Tiền bất nghĩa
Trên đời chẳng có ai không thích tiền, nhưng kiếm tiền hay tiêu tiền cũng phải có nguyên tắc, có lương tâm và biết giữ bổn phận. Đồng tiền bất nghĩa không thể kiếm, lại càng không nên tiêu. Phật pháp dạy rằng, nếu bạn cố kiếm cố tiêu loại tiền bất nghĩa, thì tiền tài và vận khí may mắn của bạn sớm muộn cũng sẽ có ngày mất hết. Dù ít dù nhiều, đừng bán rẻ lương tâm của mình để đổi lấy vật chất rồi cả ngày phải sống trong nơm nớp lo sợ.
2. Tiền không phải của mình
Mặc dù không phải tiền bất nghĩa, nhưng cầm tiền của người khác thì không nên tiêu. Bất kể đó là của bố mẹ, của anh chị em hay của bạn bè xung quanh, khi người đó đã đưa bạn giữ tiền giúp tức là họ tin tưởng bạn. Đừng vì lợi ích nhất thời mà đánh mất niềm tin vô giá, cũng là đánh mất nhân phẩm và bản tính lương thiện trong tâm mình. Không phải đồ của bạn thì đừng dùng. Tiền cần phải tiêu một cách yên tâm, chứ không phải vừa tiêu vừa lo lắng.
3. Tiền của ngày mai
Trăng có tròn có khuyết, người có phúc có họa, sông có khúc người có lúc, chẳng ai chắc chắn được cả đời mình đều sẽ thuận buồm xuôi gió. Nếu không biết cách tiết kiệm và giữ tiền hợp lý ngay từ hôm nay thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ có cơ hội phòng trước các trường hợp bất đắc dĩ, những tai nạn đến bất ngờ trong tương lai.
Tiền của ngày mai thì sẽ có việc của ngày mai cần dùng đến. Khi tiêu tiền cần suy nghĩ đến tương lai, không nên chỉ chiều theo ham muốn nhất thời. Có thể hôm nay bạn tiêu rất vui vẻ, nhưng nếu ngày mai gặp phải bất trắc cần đến tiền mà lại chẳng còn đồng nào, bạn sẽ ra sao? Chính vì vậy, đừng bao giờ quên tiêu tiền cũng là cả một nghệ thuật, người biết cách lên kế hoạch chi tiêu cẩn thận chính là một nghệ sĩ.
***
Ba loại người giàu đến mấy cũng không tin tưởng
1. Người giả tạo hay ra vẻ thân thiết
Khi giàu sang người người thăm hỏi, nghi nghèo khó chẳng có ai bên. Đừng bao giờ đặt lòng tin vào những kẻ săn đón, nịnh bợ và ton hót với bạn mỗi ngày khi bạn còn đang đứng trên đỉnh vinh quang. Có thể chính họ sẽ là kẻ sẵn sàng coi thường, chà đạp và bỏ rơi khi bạn gặp khó khăn hay trên đà tụt dốc.
2. Người quá trọng lợi ích cá nhân
Niềm tin là thứ được xây dựng dựa trên tình cảm chân thành của cả đôi bên. Nếu đối phương chỉ biết tính toán thiệt hơn mọi lúc mọi nơi, cố chiếm phần hơn còn thiệt hại thì đẩy cho người khác, luôn bị tiền bạc làm cho mù quáng, thờ ơ với gia đình người thân, thì đừng bao giờ xây dựng mối thâm giao với họ kẻo có ngày mất cả bạn lẫn tiền.
3. Người vô tình vô nghĩa
Những người chỉ biết lợi dụng bạn bè khi gặp khó khăn, rồi sau đó lại nhẫn tâm "đâm sau lưng" hay bỏ đá xuống giếng thì không đáng để nhận được sự đối đãi chân thành. Một người đã từng lợi dụng bạn một lần, không ai có thể đảm bảo anh ta sẽ không tái diễn những lần sau.
Con người sống trên đời có thể gặp rất nhiều người, chúng ta có thể kết bạn với rất nhiều người đó, hà cớ gì phải lãng phí thời gian cho kẻ chỉ biết lợi dụng mình?
***
Ba loại nơi buồn đến mấy cũng đừng đặt chân vào
1. Không đi đánh bạc
Cờ bạc là thứ càng dính vào, càng dễ nghiện. Biết bao gia đình vì nó mà tan cửa nát nhà, sa cơ lỡ vận, thậm chí phải bỏ cả mạng sống để đánh đổi một lần đỏ đen. Nếu biết sống trách nhiệm với bản thân, với gia đình, cha mẹ và vợ con ở nhà, thì tuyệt đối tránh xa những địa điểm đánh bạc và những ai thích lôi kéo bạn đặt chân vào con đường này.
2. Không đi những nơi "phong hoa tuyết nguyệt"
Những mối quan hệ vụng trộm không những chẳng đem lại lợi lộc gì cho chúng ta mà còn đem tới rất nhiều tai hại về mặt tài chính, sức khỏe và thậm chí là sự hòa thuận trong gia đình. Nếu việc này đến tai những người xung quanh, bạn vừa đánh mất nhân phẩm trong mắt đồng nghiệp, hàng xóm, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, sự hòa thuận trong gia đình, nhất là với bố mẹ và vợ con (nếu có).
3. Không tới những nơi thị phi
Cuộc sống nên có chút hiếu kỳ, ham học hỏi, thích khám phá và có nhu cầu trao đổi, giao tiếp với những người xung quanh là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên, nói chuyện hay làm việc phải đâu vào đấy, không gây xích mích bất hòa, không làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ, không đặt điều và đưa chuyện sẽ giúp chúng ta giảm đi rất nhiều phiền toái không cần thiết.
1. Đừng mở loa ngoài khi lướt web nơi đông người, đừng mải nghịch điện thoại khi đang ngồi chém gió với bạn bè.
2. Khi bạn mang những thứ có giá trị nhỏ nhặt cho người khác như quà vặt hay đồ ăn sáng, nếu đối phương muốn gửi tiền cho bạn thì cứ thoải mái nhận lấy. Đừng lo rằng người ta sẽ nghĩ bạn ki bo.
Bạn mà không nhận tiền, người ta mới thấy bực mình đấy. Mấy đồng như thế ai mà chẳng có, nên cũng chẳng ai mong rằng bản thân sẽ mắc nợ bạn vì chuyện nhỏ nhặt như thế đâu.
3. Đối với những người không có “ô dù” mà nói, hiệu suất làm việc quan trọng hơn là kĩ năng nịnh hót. Nếu một ngày nào đó công ty cần cắt giảm nhân sự, đối tượng đầu tiên bị đá đít sẽ là mấy tên lười nhác thích nịnh bợ chứ không phải là tay thợ lành nghề.
4. Làm người thì nên biết thức thời. Có nhiều lúc, im lặng hoặc không đồng ý một cách trực tiếp chính là biểu hiện cho sự từ chối. Đừng ép người khác phải thốt ra chữ "không" để rồi đôi bên cùng khó xử.
5. Nên cảm ơn người khác nhiều hơn. Thứ nhất là thể hiện trình độ văn hóa của bạn. Thứ hai là giúp tăng cường trí nhớ, góp phần khiến những kiến thức mà bạn vừa học hỏi được từ người đó đọng lại sâu đậm hơn. À, việc thường xuyên cảm ơn còn có thể giúp bạn gặp được những mối quan hệ tốt đẹp nữa đấy.
Nếu chơi với 5 người tự tin, bạn sẽ là người thứ 6.
Nếu chơi với 5 người thông minh, bạn sẽ là người thứ 6.
Nếu chơi với 5 triệu phú, bạn sẽ là người thứ 6.
Nếu chơi với 5 kẻ ngốc, bạn sẽ là người thứ 6.
Nếu chơi với 5 kẻ cháy túi, bạn cũng sẽ là người thứ 6.
Điều này khó mà tránh được…
LÀ AI KHÔNG QUAN TRỌNG, QUAN TRỌNG LÀ Ở CẠNH AI?
Đi cùng ruồi thì tìm được nhà vệ sinh
Đi cùng ong thì tìm được hoa thơm
Đi cùng người giàu học cách kiếm nhiều tiền
Đi cùng ăn mày học được cách xin cơm.
Trong thực tế cuộc sống, bạn quen biết ai thực chất rất quan trọng, thậm chí điều đó có thể thay đổi vận mệnh cuộc đời bạn, quyết định mọi thắng bại trong cuộc sống của bạn.
Sống cùng với một người nào đó quá lâu, bạn cũng dần trở thành giống họ. Ở cùng với người chăm chỉ, bạn sẽ không lười biếng. Ở với người tích cực bạn sẽ không tiêu cực. Cùng với người thông minh, bạn cũng nhận được những ảnh hưởng tốt…
Các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng: “Con người là động vật duy nhất tiếp nhận các gợi ý”. Gợi ý tích cực, ảnh hưởng rất tốt tới tinh thần và trạng thái sinh lý của con người, kích thích mọi tiềm năng nội tại, phát huy khả năng tiềm ẩn của mỗi người, khiến họ trở nên tiến bộ, hưng phấn và vui vẻ.
Hãy tránh xa những người tiêu cực, nếu không trong vô thức họ sẽ lấy đi ước mơ của bạn, khiến bạn dần dần mất đi bản thân, trở thành một con người tầm thường.
Người tích cực giống như ánh mặt trời vậy, chiếu đến nơi đâu nơi ấy liền sáng bừng lên. Người tiêu cực giống như mặt trăng, mùng một, mười lăm không giống nhau, thay đổi thất thường.
Thái độ thay đổi tất cả, tính cách quyết định vận mệnh. Thái độ thay đổi, tương lai thay đổi, tính cách khác nhau sẽ sinh ra những con người khác nhau.
Có người nói, đời người có điều may mắn:
Đi học gặp được người thầy tốt.
Đi làm gặp được sư phụ giỏi
Lấy vợ tìm được người hợp với mình.
Có khi chỉ cần một nụ cười ngọt ngào, một lời hỏi thăm quan tâm của họ cũng đủ khiến bạn trở thành một người đặc biệt, hạnh phúc hơn người.
Bất hạnh nhất trong cuộc sống chính là: Bên cạnh bạn không có những người sống tích cực. Cuộc sống của bạn sẽ trở nên nhạt nhẽo, tầm thường.
“Bạn là ai không quan trọng, quan trọng là ai ở bên cạnh bạn”
Minh chứng rõ ràng nhất cho điều này đó là tình bạn giữa 2 người đàn ông giàu nhất thế giới Warren Buffett và Bill Gates.
Tình bạn của 2 tỷ phú Bill Gates và Warren Buffett đã kéo dài được hơn 1/4 thế kỷ. Cả hai cùng nhau thảo luận về những tin tức, xu hướng mới, dành thời gian để gặp gỡ và khai thác ý tưởng từ mỗi người.
Vì vậy, không quá ngạc nhiên khi 2 doanh nhân tầm cỡ này đều đồng tình rằng việc bạn dành nhiều thời gian cho ai là điều cực kỳ quan trọng. Bằng việc chọn được nhóm bạn tốt, bạn có thể tự thúc đẩy mình hướng tới những mục tiêu xa hơn, cao hơn.
“Thông thường bạn sẽ đi theo hướng giống với người mà bạn giao thiệp cùng nhiều nhất”, Buffett chia sẻ trong một buổi trò chuyện gần đây với nhóm sinh viên đến từ Đại học Columbia cùng với Gates
“Chính vì vậy, điều quan trọng là bạn cần phải kết giao với những người giỏi hơn mình”.
Gates nói tình bạn là khoản đầu tư quan trọng nhất về thời gian và năng lượng. “Một vài người bạn sẽ giúp khơi dậy những điều tuyệt vời nhất trong bạn”, đồng sáng lập Microsoft nói. “Và vì vậy, rất đáng để đầu tư cho tình bạn”.
Ngoài nổi tiếng với tình bạn lâu năm, cả Bill Gates và Buffett cùng gây ấn tượng với danh sách bạn bè của họ. Nếu như Bill Gates là bạn với nhà sáng lập Vergin Group Richard Branson và đồng sáng lập Oracle là Larry Ellison, thì Buffett là bạn với Charlie Munger – chủ tịch Berkshire Hathaway và nhà đầu tư nổi tiếng Mark Cuban.
“Bạn muốn giao thiệp với người bạn ước ao trở thành như vậy”. Chính vì thế, hãy đầu tư vào tình bạn giống như khi đầu tư tiền vậy, cần phải KHÔN NGOAN.
Có một vài điều luôn luôn có giá trị để bạn nên giữ cho riêng mình. Nói cho cả thế giới về những điều này nhiều như bạn muốn sẽ chỉ không mang đến bất cứ điều gì có lợi cho bạn.
Có những điều bạn có thể chia sẻ tuy nhiên cũng có những điều bạn nên nên giữ bí mật riêng cho mình.
1. Số dư tài khoản ngân hàng
Tiền là nguyên nhân lớn nhất gây tổn thương nhiều mối quan hệ. Tiền bạc là vấn đề rất nhạy cảm, nhất là khi bạn đang gặp khó khăn về tài chính. Vì vậy bạn vừa được tăng chức, tăng lương, hay mới mua một chiếc xe đắt tiền, đừng vội vã khoe với mọi người.
2. Kế hoạch đầy tham vọng của bạn
Kế hoạch thực hiện tham vọng ban đầu của bạn có thể còn nhiều thiếu sót. Bạn cần thời gian để kiểm tra và hoàn thiện chúng cho nên đừng nên tiết lộ cho bất kỳ ai. Nếu nói ra rất có thể bạn sẽ đánh mất cơ hội vì một người nào đó.
3. Thế mạnh vượt trội của mình
Điều quan trọng bạn cần nhận ra là quan điểm của một người thường dựa trên những gì mà họ làm. Bản thân nó đã là một vấn đề. Những điều tốt nhất cho ai đó có thể là điều tồi tệ nhất đối với bạn. Những điều mà một người nghĩ là rác rưởi thì lại có thể là kho báu đối người khác. Mỗi người chúng ta đều rất đặc biệt. Chỉ có mình bạn biết điều gì là tốt cho bản thân mình thôi.
4. Nỗi sợ lớn nhất của mình
Chia sẻ với người khác về nỗi sợ của bạn có thể sẽ là con dao hai lưỡi khiến bạn tự hại chính mình. Bạn để người khác nắm được thóp của mình, đó không hề là ý tưởng hay chút nào!
5. Việc làm từ thiện
Một việc tốt thật sự là khi bạn làm mà không cần sự đền đáp hay ghi nhận. Nếu hay nói về điều này thì bạn cần xem lại mục đích việc làm của mình.
Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ về điều khiển PID là gì, bộ điều khiển nhiệt độ PID và cách sử dụng bộ điều khiển PID trong biến tần cũng như điều khiển PID trong PLC. Ứng dụng bộ điều khiển nhiệt độ nước nóng dùng PID điều khiển SSR bằng PNP / NPN hay 4-20mA.
Điều khiển PID là một quá trình điều khiển phức tạp để đạt được một giá trị điều chỉnh mong muốn như : nhiệt độ, áp suất, lưu lượng… Bộ điều khiển PID có thể tìm thấy độc lập như bộ điều khiển nhiệt độ PID. Phức tạp hơn chúng ta tìm thấy trong các cơ sở dữ liệu của PLC hoặc hệ thống scadar.
Bộ điều khiển PID điều khiển nhiệt độ thông qua Solid state Relay SSR còn được gọi là relay bán dẩn hoặc điều khiển liên tục thông qua tín hiệu 4-20mA PID.
Như vậy, chúng ta đã hiểu cơ bản điều khiển PID là gì rồi đúng không ?
Thông số tương quan giữa PI – PD – PID Và Bộ điều khiển PID
Khi nhắc tới điều khiển tới PID chúng ta thường nghe tới các thuât ngữ như : tỉ lệ , tích phân, đạo hàm. Mỗi thông số này được sử dụng và điều chỉnh riêng cho từng mục đích điều khiển. chỉ cần thay đổi một thông số cũng tác động lớn tới quá trình điều khiển.
Nghe có vẻ nghiêm trọng và phức tạp ? Thật vậy, để hiểu rõ chúng ta cần hiểu rõ chức năng cũng như tầm quan trọng của từng thông số.
Chúng ta có 4 loại điều khiển :
Bộ điều khiển tỉ lệ – Proportional Controller
PI viết tắt của Proportional and Integral ( PI ) Controller được gọi là bộ điều khiển tỉ lệ và tích phân
PD viết tắt của Proportional and Derivative (PD) Controller được gọi là bộ điều khiển đạo hàm
PID viết tắt của Proportional, Integral, and Derivative (PID) Controller được gọi là bộ điều khiển tỉ lệ, tích phân, đạo hàm
Hệ thống bộ điều khiển nhiệt độ PID được thiết kế theo nguyên tắc :
Thiết bị cài đặt ( PLC hoặc bộ điều khiển )
Cơ cấu chấp hành ( thiết bị gia nhiệt hoặc van điều khiển )
Thiết bị đo hồi tiếp ( thiết bị đo như cảm biến nhiệt độ, cảm biến áp suất )
Một hệ thống điều khiển nhiệt độ PID bằng PLC với các thiết bị : PLC, cảm biến đo nhiệt độ và thiết bị gia nhiệt. Các hệ số PI – PD – PID được mô phỏng bằng các thuật toán điều khiển trong PLC giúp dể hình dung hơn về điều khiển nhiệt độ PID.
Cách thức hoạt động của bộ điều khiển PID
Khi chọn giá trị set point hay còn gọi là giá trị cài đặt ( SV ). Bộ điều khiển sẽ gửi đi các thông tin điều khiển tới các thiết bị cơ cấu chấp hành.
Quá trình điều khiển này sẽ là một loạt các thuật toán, yêu cầu đóng mở liên tục với thời gian nhanh hoặc chậm phụ thuộc vào hệ thống đang hoạt động.
Khi nhìn vào biểu đồ điều khiển nhiệt độ tại 200oC chúng ta thấy rằng mức ON – OFF sẽ liên tục được đóng – mở tại 198oC và 202oC để đảo bảo nhiệt độ luôn giữ tại 200oC theo cài đặt.
Điều Khiển Bằng Tay Và Bộ điều khiển PID
Để đánh giá được tầm quan trọng của việc sử dụng bộ điều khiển PID chúng ta cần so sánh điều khiển bằng tay và điều khiển tự động. Cùng xem cách điều khiển mức nước bằng cả hai cách truyền thống và PID.
Điều khiển mức nước bằng tay
Quá trình điều khiển mức nước bằng tay hay còn gọi là thủ công hay còn gọi là “chạy bằng cơm “có độ chính xác không cao mà còn là một quá trình buồn chán và tẻ nhạt. Để duy trì mức nước cố định trong tank khi vừa xả nước vào vừa mở van bên dưới tank ra, người công nhân phải dựa vào mắt để quan sát và điều chỉnh đóng – mở van sao cho mức nước trong tank luôn ổ một ngưỡng cho phép.
Ở đây người điều khiển van được gọi là cơ cấu chấp hành còn mắt được xem như là thiết bị đo mức nước. Nếu nước xả vào quá nhanh thì đồng nghĩa van phải mở lớn hơn để đảm bảo nước không bị tràn.
Việc này trở nên đơn giản nếu chúng ta sử dụng các hệ thống điều khiển PID để điều khiển mức nước.
Điều khiển mức nước bằng PID
Khi có đầy đủ các thiết bị điều khiển :
Cảm biến đo mức nước 4-20mA
Van điều khiển nước xả ra tín hiệu 4-20mA
Bộ điều khiển nhận 4-20mA ngõ ra PID 4-20mA
Bộ điều khiển có thể chạy hoàn toàn tự động mà không cần can thiệp của con người. PV là giá trị thực tế mức nước đo được lấy từ cảm biến.
SV là giá trị cài đặt cần mong muốn. Khi SV khác với PV thì bộ điều khiển PID tự điều chỉnh và cho ra các thuật toán PID riêng của nó để duy trì mức nước trong tank một cách chính xác nhất.
Điều khiển PID trong biến tần
Biến tần được xem là một thiết bị phù thuỷ trong ngành điều khiển bởi chỉ cần có liên quan tới chuyển động, công suất thì biến tần gần như giải quyết được mọi bài toán khó.
Trong ví dụ này tank chứa dung dịch vừa cần trộn điều dung dịch vừa điều khiển được nhiệt độ tại 70oc.
Để làm được điều này cần có sự kết hợp của các thiết bị :
Van điều khiển lưu lượng
Cảm biến nhiệt độ
Biến tần điều khiển PID cho động cơ
Bộ điều khiển nhiệt độ PID cho van điều khiển
Việc tăng hay giảm nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào lưu lượng dung dịch đi qua van điều khiển. Việc trộn dung dịch đều và nhanh hay chậm lại phụ thuộc rất nhiều vào hồi tiếp của biến tần.
Thông qua một cảm biến nhiệt độ chúng ta có thể điều khiển tốc độ của biến tần và lưu lượng nuớ đi qua van điều khiển để đảm bảo nhiệt độ và mức trôn đều dung dịch trong tank.
Bộ điều khiển PID trong PLC
Đối với các hệ thống lớn sử dụng PLC / DCS để điều khiển PID thì không cần dùng tới các bộ điều khiển PID riêng lẻ. Trong PLC có sẵn các hàm PID để điều khiển nhiệt độ, áp suất, lưu lượng với kết quả chính xác như các bộ điều khiển PID độc lập.
Việc khó khan hơn của PLC chính là tự chọn các thông số để chạy thực nghiệm để cho ra một hệ số PID chính xác nhất. Trong khi các bộ điều khiển PID 4-20mA đều có chức năng Auto turning để có thể tự dò các hệ số này với độ chính xác tới 98%.
Chỉ cần chúng ta hiểu các thông số PI – PD – PID thì việc tăng hoặc giảm các giá trị tham số để có kết quả như mong muốn trở nên đơn giản.
Như ví dụ :
Van điều khiển nhận tín hiệu điều khiển từ PLC thông qua thiết bị hồi tiếp là đồng hồ đo lưu lượng. Khi cần lưu lượng đi qua van là 100m3/h thì chúng ta chỉ cần điều khiển trên màn hình HMI kết nối với PLC để truyền tín hiệu xuống van điều khiển.
Lưu lượng tăng hoặc giảm không phụ thuộc vào áp suất trong đường ống hay công suất của bơm nữa mà sẽ được điều khiển theo tín hiệu của đồng hồ đo lưu lượng truyền về.
Như vậy việc điều khiển lưu lượng trở nên chính xác hơn mà không phụ thuộc vào công suất bơm hay áp suất đường ống khi có sự rẽ nhánh của lưu lượng.
Bộ điều khiển nhiệt độ
Bộ điều khiển nhiệt độ được xem là đơn giản nhất là đóng – mở khi cài nhiệt độ ở một điểm nào đó. Cách điều khiển này thông qua các Relay Output của bộ điều khiển nhiệt độ và độ ẩm hay các bộ điều khiển nhiệt độ máy ấp trứng.
Khi cần một sự điều khiển chính xác hơn để đảm bảo nhiệt độ luôn giữ tại một điểm bất kỳ chúng ta cần tới các bộ điều khiển nhiệt độ PID. Các thông số sẽ được hiệu chỉnh thông qua thực nghiệm trước khi hệ thống chạy tự động hoàn toàn.
Chúng ta cùng tìm hiểu hai loại bộ điều khiển nhiệt độ đóng ngắt relay và PID nhé.
Bộ điều khiển nhiệt độ đóng ngắt relay
Đặc điểm của bộ điều khiển nhiệt độ đóng ngắt relay là chúng ta thấy có ký hiệu relay dạng NO / NC ngay trên thiết bị. Tín hiệu ngõ ra Relay sẽ được điều chỉnh chuyển trạng thái ON – OFF theo cài đặt. Tín hiệu ngõ ra relay thường dùng là 220V nên còn được gọi là bộ điều khiển nhiệt độ 220V.
Các bộ điều khiển nhiệt độ đều có thiết kế lắp đặt trong tủ điển với màn hình hướng ra ngoài. Việc kết nối tín hiệu nằm phía sau của bộ điều khiển.
Chúng ta thấy rằng Q1 và Q2 là hai tiếp điểm ngõ ra relay dùng để đóng ngắt nhiệt độ khi quá nhiệt. Nguồn 220V sẽ được kết nối vào chân số 4, tại thời điểm nhiệt độ cài đặt thấp hơn nhiệt độ đo được thì tiếp điểm 3 và 4 nối với nhau.
Ngược lại, khi nhiệt độ đạt tới điểm cài đặt thì tiếp điểm 4 với 5 đóng lại và 3 với 4 hở ra. Nguồn điện 220Vac đưa vào từ chân 4 sẽ thay đổi trạng thái từ chân 3 và 5 thông qua chân 4.
Như vậy, chỉ với một tiếp điểm ngõ ra dạng Relay 220Vac chúng ta có thể điều khiển đóng ngắt hệ thống gia nhiệt một cách đơn giản.
Bộ điều khiển nhiệt độ PID – SSR
Bộ điều khiển nhiệt độ PID – SSR được sử dụng thông qua solid state relay hay còn được gọi là relay bán dẩn. Thông qua các relay bán dẩn này chúng ta có thể gia nhiệt cho điện trở có công suất lớn.
Để thiết kế bộ điều khiển nhiệt độ nước nóng chúng ta cần các thiết bị sau :
Điện trở gia nhiệt
Relay bán dẩn SSR
Cảm biến nhiệt độ
Bộ điều khiển nhiệt độ PID SSR ART144
Bộ điều khiển nhiệt độ PID cho SSR xuất tín hiệu dạng Digital Output NPN / PNP dùng cho SSR với dòng điện 12Vdc / 25mA. Thông qua SSR sẽ khuếch đại công suất thông qua nguồn điện 220Vac để gia nhiệt.
Tín hiệu nhiệt độ đưa vào bộ điều khiển nhiệt độ tạo thành vòng hồi tiếp để đảm bảo nhiệt độ được gia nhiệt nhanh nhưng không bị quá nhiệt & duy trì nhiệt độ.
Tương tự, với các bộ điều khiển nhiệt độ máy áp trứng chúng ta chỉ cần thay đổi điện trở gia nhiệt bẳng đèn sợi dây tốc hoặc các điện trở sấy để giữ ấm cho quá trình áp trứng.
Một trong những ứng dụng ít được mọi người quan tâm đó là dùng bộ điều khiển nhiệt độ kho lạnh để bảo quản thực phẩm. Bộ điều khiển sẽ luôn luôn giữ nhiệt độ âm tới 80-90oc cho các khu vực đông.
Bộ điều khiển PID – 4-20mA
Điều khiển PID không chỉ dùng cho nhiệt độ mà còn có thể dùng cho lưu lượng, áp suất và nhiều loại tín hiệu khác. Các bộ điều khiển PID 4-20mA thường nhận được tín hiệu 4-20mA và cho ra 4-20mA PID.
Tín hiệu 4-20mA là tín hiệu hồi tiếp từ các thiết bị đo. Còn tín hiệu 4-20mA xuất ra từ bộ điều khiển PID lại là một tín hiệu hoàn toàn khác so với tín hiệu 4-20mA đầu vào. Dù rằng chúng ta thấy cả hai tín hiệu đều là 4-20mA.
Điều khiển PID nhiệt độ cũng dùng tín hiệu 4-20mA khi chuyển đổi tín hiệu của cảm biến nhiệt độ thành tín hiệu 4-20mA trước khi vào bộ điều khiển. Điều khiển lò nhiệt dùng PID 4-20mA mang độ chính xác cao hơn, thời gian phản hồi nhanh hơn khá nhiều so với dùng cảm biến nhiệt độ đưa trực tiếp vào bộ điều khiển PID.
Mua bộ điều khiển nhiệt độ ở đâu ?
Trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp về bộ điều khiển nhiệt độ PID như : hanyoung , autonics, omron, honeywell, fox, dixell, delta, carel, eliwell, Danfoss…
Khi bạn chọn một thương hiệu bạn cần phải suy nghĩ tới việc hổ trợ kỹ thuật của việc kết nối, cài đặt, hiệu chỉnh các thông số. Bởi điều khiển PID rất khó chứ không giống như các bộ hiển thị nhiệt độ.
Công ty Hưng Phát chuyên cung cấp các bộ điều khiển nhiệt độ PID của Pixsys mang tới sự yên tâm khi mua bộ điều khiển nhiệt độ PID khi cài đặt. Đội ngũ kỹ thuật sẽ hướng dẩn tận tình từng khách hàng khi cần sự hổ trợ.
9 THÓI QUEN XẤU TRONG GIAO TIẾP ỨNG XỬ CẦN PHẢI LOẠI BỎ NGAY!
1. BỘC LỘ CÁI TÔI QUÁ LỚN
Nếu để ý, bạn sẽ nhận ra rất nhiều người có thói quen lặp lại "Theo tôi...", "Tôi nghĩ....", "Tôi muốn...", "Tôi cần...", “Tôi biết rồi”,"Anh/chị sai rồi", “Em hiểu không?”, "Tốt hơn nên làm thế này"... Tự tin là tốt, nhưng khẳng định vị trí của bản thân trong mọi tình huống lại là biểu hiện một cái tôi quá lớn, có thể khiến người khác cảm thấy bức bối.
2. NHÌN SANG NƠI KHÁC KHI NÓI CHUYỆN
Dù vô tình hay cố ý, việc nhìn ra chỗ khác hoặc nhìn vào điện thoại khi nói chuyện với người khác là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng, mất kiên nhẫn, hoặc chán chường. Cảm xúc của của người đối diện lúc này sẽ là: bực tức, khó chịu, chạnh lòng, và chỉ muốn nói thẳng ra cho bạn biết điều đó.
3. NGẮT LỜI NGƯỜI KHÁC
Ngắt lời người khác là thói quen của rất nhiều người. Có thể là đối phương nói chuyện không được hấp dẫn, bạn nóng lòng đưa ra câu hỏi hay quan điểm của mình, hoặc vì bạn nảy ra ý tưởng gì và sợ quên điều đó. Dù lý do gì thì bạn vẫn đang tạo cảm giác "Tôi quan trọng hơn bạn". Đây là một thói quen vô cùng xấu cần thay đổi ngay lập tức.
4. NGÔN NGỮ CƠ THỂ TIÊU CỰC
Ngôn ngữ cơ thể phản ánh đến 90% điều chúng ta muốn nói.
Khoanh tay, khoanh chân cho thấy bạn không sẵn sàng đón nhận những gì người khác đang nói. Dù bạn mỉm cười hay cố gắng đáp lại thì người đối diện cũng cảm thấy có lẽ họ nên dừng nói chuyện với bạn.
Nhướng mày hoặc che, xoa đầu mũi là cử chỉ khinh thường, nghi ngờ, hay tỏ ý đối phương có mùi khó chịu. Biểu hiện này ảnh hưởng rất lớn và có thể giết chết mối quan hệ ngay lập tức.
Gật đầu lia lịa mặc dù không quá quan trọng sẽ tạo ra cảm giác bạn là người ba phải, xu nịnh, hoặc ngốc nghếch.
Gãi đầu gãi cổ trong các cuộc đối thoại có nghĩa bạn đang lo lắng điều gì đó. Dù gì bạn cũng không nên thể hiện điều đó ra ngoài, trừ khi đó là những người rất gần gũi.
Thõng vai là một dấu hiệu của sự thiếu tôn trọng. Nếu bạn thõng vai trong một cuộc họp với sếp thì không khác gì đang nói “chẳng hiểu sao tôi phải ở đây nghe ông nói”.
Bắt tay quá nhanh, mạnh thể hiện bạn là người hiếu thắng, hung hãn. Bắt tay quá yếu chứng tỏ bạn thiếu tự tin hoặc không tin tưởng đối phương. Lòng bàn tay quá lạnh còn khiến đối phương nghĩ rằng bạn không vừa lòng về họ.
Đứng quá gần người khác khi nói chuyện sẽ làm họ cảm thấy không thoải mái khi tâm sự và cho rằng bạn đang có ý đồ không tốt, đặc biệt với phụ nữ.
5. TỎ RA "BIẾT TUỐT"
Khi người ta đang kể một câu chuyện và bạn nhẹ nhàng buông ra một câu “cái này tôi biết rồi” hoặc “cậu không biết à, thực ra nó là thế này…”, thì phần lớn khả năng là đối phương sẽ cụt hứng và không muốn nói chuyện với bạn nữa. Học cách lắng nghe nhiều hơn, hạn chế phơi bày “tri thức” của mình.
7. TO TIẾNG, ĐẬP BÀN
Bạn không bao giờ nên to tiếng trong tranh luận. Chỉ những người không đủ lý lẽ để nói với người ta mới đi đọ nhau bằng độ to của âm thanh và độ dài hơi của phổi.
8. LIÊN TỤC NÓI VỀ MÌNH
Liên tục nói về cuộc sống, chuyện gia đình và công việc của mình, không cần biết người khác có quan tâm hay hiểu hết không, và không hỏi về chuyện của đối phương, là một điểm trừ rất lớn. Đừng bao giờ coi mình là trung tâm của câu chuyện.
9. GIAO TIẾP BẰNG MẮT KHÔNG TỐT
Tránh ánh mắt của người khác: thể hiện sự nhu nhược.
Chớp mắt quá nhiều: khiến lời nói thiếu tin cậy.
Mắt nhìn dáo dác bất định: biểu lộ sự hời hợt, đôi khi mang yếu tố phản trắc.
Mắt lờ đờ, hay chớp mắt: cảm giác khờ khạo, ngốc nghếch, hoặc mệt mỏi.
Mắt hay nhìn lên trên: người hay quên và cố gắng nhớ điều gì đó.
Mắt hướng nhìn xuống chân: người bi quan, thiếu tự tin, hoặc có xu hướng phạm tội
Mắt hay nhìn xuống chéo bên trái: có thể đang suy nghĩ lung tung. mơ mộng
Mắt hay nhìn xuống chéo bên phải: có thể đang cố gắng kiếm cớ, hoặc đang suy nghĩ lo âu.
Mắt hay nhìn theo trục dọc từ trên xuống: hàm ý phán xét, đánh giá, coi thường.
Mắt hay nhìn theo trục dọc từ dưới lên: thể hiện sự sợ sệt, lo lắng.
Mắt nhìn chằm chằm: có tính hung hăng, gây áp lực.
Mắt liếc nhìn đồng hồ, điện thoại, cửa sổ, cửa ra vào: biểu hiện là họ chán ngấy cuộc nói chuyện này và muốn rời đi, hoặc đang có việc gấp.
Sau này, sẽ có lúc bạn nhận ra, việc bạn nói đúng hay sai không quan trọng, thậm chí lên tiếng hay im lặng cũng chẳng phải là vấn đề, mà thái độ mới chính là yếu tố quyết định tất cả.
Sau này, sẽ có lúc bạn nhận ra, một trong những cách để thể hiện tình yêu thương chính là để đối phương yên lặng một mình, hoặc bằng một thái độ chân tình góp ý - không ghét bỏ - không đánh giá - không sân si.
Sau này, sẽ có lúc bạn nhận ra, khi bạn đau đớn, mệt mỏi, buồn bã, việc chịu đựng một mình sẽ chỉ khiến cho vấn đề tồi tệ hơn. Thay vào đó, hãy nói rằng "tôi rất đau" như một đứa trẻ con, để rồi bạn sẽ thấy người khác quan tâm đến bạn hơn bạn tưởng.
Sau này, sẽ có lúc bạn nhận ra, khi bạn yêu một ai đó, việc bám lấy người ấy và cố gắng thay đổi cảm xúc của họ vốn dĩ chỉ là một chuyện vô ích. Một người không có tình cảm với bạn, nếu thật sự là duyên số của bạn, sẽ chủ động tìm tới bạn. Hãy biết buông tay khi cần thiết bởi biết đâu người đến sau mới thật sự là một nửa phù hợp với mình.
Sau này, sẽ có lúc bạn nhận ra, việc sống vì người khác không phải là chuyện không có thật hay chỉ xuất hiện ở "bồ tát", mà đó là cách để ta tự yêu thương chính mình. Chỉ khi bạn thoải mái, bạn có nhiều niềm vui, bạn mới có đầy đủ năng lượng để bắt đầu một ngày thật dài mà, phải không?
Sau này, sẽ có lúc bạn nhận ra, thời gian không phải là thứ vô hạn mà bản thân ta cứ thế tiêu xài hoang phí mãi nữa. Thay vì cứ ngập tràn trong cảm giác buồn bã chán nản bởi quá khứ không vẹn toàn và không có mục tiêu, cứ hăng say tận hưởng những gì mình đang có và phấn đấu làm tốt công việc, học tập mỗi ngày, rồi bạn sẽ nhận ra được sứ mệnh cuộc sống của mình là gì.
Sự tồn tại của bản thân ta, sự lắng nghe và tôn trọng của ta với người khác, sự thông cảm và biết ơn với những gì mình đang có, đó chính là câu trả lời để đạt được hạnh phúc. Một hạnh phúc tự nhiên thuần tuý, không phải gồng gánh, không phải lăn tăn.
Đức Phật đã dạy rằng: “Đôi khi, trở nên tử tế sẽ tốt hơn là trở nên đúng đắn. Chúng ta không cần đến một đầu óc thông minh để nói, mà cần một trái tim kiên nhẫn biết lắng nghe”.
1. Trong bất cứ mối quan hệ nào, nếu bạn nhận thấy mình không được tôn trọng, hãy ra đi cho dù là tình bạn hay tình yêu.
2. Đôi khi chúng ta phải chấp nhận việc quên đi một số người trong quá khứ. Bởi vì một lý do đơn giản: Họ không thuộc về tương lai chúng ta!
3. Tôi không sợ bị ai đó đâm lén từ phía sau. Tôi chỉ sợ, khi quay lại nhìn người đã đâm mình thì đó lại chính là người mà tôi đã dành cả trái tim để đối đãi.
4. Nếu ai đó ghét bạn, mắng chửi bạn. Bạn cứ bình tĩnh nghe và mỉm cười với họ. Đó mới là cao nhân.
5. Thời gian là câu trả lời đúng đắn nhất cho một tình yêu.
6. Càng trưởng thành, con người càng lười giải thích. Có khi ai đó hiểu lầm, ta thậm chí muốn để họ tự tìm ra câu trả lời theo thời gian. Ta chỉ cần những người ta thương là đủ, còn lại, tùy! Cuộc sống là để sống, không phải để giải thích.
7. Trong quá khứ có rất nhiều mối quan hệ từng được coi là mãi mãi, nhưng rồi cuối cùng vẫn phải kết thúc.
8. Bạn bè đến rồi đi, người yêu cũng đến rồi đi. Chỉ có những kẻ soi mói và nói xấu bạn là ở lại và ngày một nhiều hơn mà thôi.
9. Trong cuộc sống, bạn nhất định sẽ gặp một người, người ấy phá vỡ những nguyên tắc, thay đổi thói quen trở thành ngoại lệ của bạn.
10. Khi bạn phải lòng ai đó, não bộ tự động bỏ qua tất cả nhược điểm, khiến chúng ta nghĩ rằng người đó “hoàn hảo”.
11. Đa số các mối quan hệ kết thúc vì một người suy nghĩ quá nhiều, người còn lại im lặng không muốn giải thích. Im lặng để chia tay, nghe nhẹ nhàng nhưng thực ra lại đau đớn.
12. Khi bạn hoàn toàn tin tưởng một ai đó, bạn sẽ nhận được một trong hai kết quả: hoặc là một người tri kỉ thật sự hoặc là một bài học cay đắng để đời đến già.
13. Bạn bè tốt là khi thấy ngã thì đỡ chứ không phải đợi lúc mình tắt thở rồi mới thắp nhang.